Chủ Nhật, Tháng Mười 6, 2024

Dấu xưa – Hồn phố: Nhà thờ đá ‘hội tụ’ kiến trúc Đông – Tây độc đáo ở Ninh Bình

Du lịchHành trình - Điểm đếnDấu xưa - Hồn phố: Nhà thờ đá ‘hội tụ’ kiến trúc...
(SGTT) - Nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình được xem là nhà thờ có kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam. Công trình vừa mang vẻ cổ điển thường thấy ở nhà thờ phương Tây, vừa mang dáng dấp đình chùa truyền thống.
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm nằm ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong ảnh là nhà thờ nhìn từ trên cao Ảnh: T.H
Theo sử liệu, công trình do cha Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) khởi xướng xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899, mang phong cách kiến trúc đình chùa truyền thống Việt Nam, với mái cong hình mũi thuyền đặc trưng, khác hơn so với những công trình Công giáo khác. Ảnh: T.H
Phương đình mang hình ảnh ngôi đình làng, tầng dưới gợi nhớ tới cổng tam quan, các khối tháp lợp ngói mũi hài. Ảnh: T.H
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm một nhà thờ lớn và năm nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên); phương đình (tháp chuông); ao hồ và ba hang đá nhân tạo. Ảnh: T.H
Chính tòa được xây dựng năm 1891. Trên mỗi một lối vào có ba bức phù điêu tạc các mầu nhiệm Mân Côi. Ảnh: T.H
Lối vào công trình được làm hoàn toàn bằng đá khối. Ảnh: T.H
Lòng nhà thờ dài khoảng 74m, được chia làm mười gian giống kiểu nhà truyền thống Bắc Bộ. Ảnh: T.H
Toàn bộ nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Ảnh: T.H
Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa. Ảnh: T.H
Chi tiết điêu khắc tinh xảo tại nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: T.H
Gian cung thánh - nơi có gian thờ của các vị Giám mục từng phục vụ tại giáo phận Phát Diệm được làm bằng gỗ với những mảng sơn son thếp vàng, gợi lên không gian thờ truyền thống của người Việt. Ảnh: T.H
Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Ảnh: T.H
Thông qua chuỗi bài viết “Dấu xưa – Hồn phố”, Sài Gòn Tiếp Thị sẽ giới thiệu đến độc giả những điểm du lịch văn hoá, tâm linh trên khắp cả nước. Trong đó, bao gồm những công trình kiến trúc cổ, khu phố cổ, làng cổ, di tích lịch sử và những làng nghề truyền thống, làng nghề được công nhận là di sản văn hoá Việt Nam…
Thúy Hường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục