(SGTT) – Trường hợp người dùng quá lạm dụng các sản phẩm thuộc nhóm treatment (đặc trị) hoặc sử dụng sai quy tắc, phương pháp này sẽ khiến cho làn da xuống cấp một cách nghiêm trọng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi người dùng sử dụng sản phẩm treatment nồng độ cao, hoặc sử dụng với tần suất liên tục nhưng lại không hoặc ít dùng kèm các sản phẩm phục hồi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng yếu đi của hàng rào bảo vệ da, làm cho da bị bào mòn nhanh chóng.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Thực hư công nghệ hút chì, thải độc trên da mặt tại các cơ sở làm đẹp
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân do đâu?
Nếu là một tín đồ của các phương pháp chăm sóc da, chắc chắn mọi người sẽ không còn xa lạ với khái niệm "treatment" - một thuật ngữ chuyên dụng để chỉ các sản phẩm đặc trị dành cho da. Những sản phẩm này có khả năng giải quyết trực tiếp các vấn đề của da như mụn, nám, tàn nhang, lỗ chân lông to... Bởi tính đặc thù trong điều trị, thành phần của các sản phẩm treatment thường chứa những loại acid và vitamin có tác dụng kích thích tế bào da, tăng sinh collagen và giải quyết các vấn đề về da hiệu quả.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các bước chăm sóc da hằng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thực hiện một chu trình treatment có khoa học, các sản phẩm đặc trị sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho da. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương cho da.
Vậy làm thế nào để có thể vừa treatment mà vừa hạn chế được những tác dụng phụ nghiêm trọng này? Ngoài ra, khi treatment quá đà có nguy cơ gặp phải những rủi ro gì Những nội dung này sẽ được bác sĩ da liễu Đặng Thị Minh Châu, giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 16-5.
Hoàng An – Minh Thảo