(SGTT) - Nước triều cường ngập sau mưa là nơi cư ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng gây bệnh. Khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài dễ làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, làm cho da dễ bị tổn thương.
Bên cạnh nguồn chứa các vi sinh vật gây bệnh, nước ngập triều cường còn bao gồm nhiều loại hoá chất, tạp chất đến từ rác thải trong cống rãnh. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh da như viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc mề đay trên các đối tượng có cơ địa dị ứng.
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Nhiễm HP dạ dày – hiểu đúng để không trở thành nỗi ám ảnh
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Giao mùa, nguy cơ đồng nhiễm bệnh truyền nhiễm ở trẻ em
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Thực hư phương pháp ‘lột’ da làm trắng cấp tốc, ngăn lão hoá
Theo ghi nhận ở khoa khám bệnh của Bệnh viện Da liễu TPHCM, số lượng bệnh nhân đến khám vì các bệnh ngoài da có liên quan đến tình trạng ngập nước như nấm da, viêm da tiếp xúc, viêm da nhiễm trùng, ghẻ… thường tăng lên rõ rệt vào những tháng có mùa mưa trong năm.
Để hiểu rõ hơn các bệnh ngoài da vào mùa nước nổi và triều cường, “Bản tin 360 độ sống khoẻ” ngày 15-11 đã có buổi trò chuyện với BS. CK2. Đoàn Văn Lợi Em, Phó Trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM, nhằm giải đáp một số bệnh về da thường gặp, cách nhận biết, làm thế nào để xử trí, cũng như nên làm gì để phòng tránh bệnh về da.
Ngoài ra, những thông liên quan đến các trường hợp mắc bệnh Whitmore tại Việt Nam, tình trạng trẻ mắc hô hấp tăng tại TPHCM, trang thiết bị y tế hư hỏng nặng sau dịch Covid-19… là các nội dung đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay. Mời quý vị cùng theo dõi ngay sau đây.
Minh Thảo