Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Chat với doanh nhân du lịch số 5: “Đứng tim” mỗi khi dịch bùng phát

(SGTT) - Trải qua 4 lần dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp du lịch gần như kiệt quệ. Người làm du lịch luôn trong trạng thái thấp thỏm, “đứng tim” mỗi khi nghe thông tin dịch tái bùng phát.
Chương trình Chat với doanh nhân du lịch nằm trong loạt nội dung "Họ sống thế nào trong đại dịch" do Kinh tế Sài Gòn và Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp thực hiện.

Trong chương trình Chat với doanh nhân du lịch do Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với chương trình Sáng kiến Điểm đến an toàn thực hiện, qua trao đổi với bà Thân Thị Thanh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ du lịch Quốc Anh ở Hà Nội, trong thời điểm này, những công ty du lịch đang hoạt động phải thật sự đam mê và yêu nghề mới duy trì được.

Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp của bà cũng đã phải cắt giảm nhân sự, chỉ giữ lại những người nồng cốt.

Bà Thanh cũng cho biết, trải qua 4 lần dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp du lịch gần như kiệt quệ. Người làm du lịch luôn trong trạng thái thấp thỏm, “đứng tim” mỗi khi nghe thông tin dịch tái bùng phát.

Dịch Covid-19 khiến xu hướng du lịch của khách cũng thay đổi. Họ thường đi theo nhóm nhỏ, gia đình

Dịch Covid-19 khiến tất cả các hoạt động kinh doanh phải tạm dừng, mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng. Du lịch là ngành phục vụ, dịch vụ nên bị tác động rõ nhất. Dù đã có sự chuẩn bị và luôn trong tâm lý đề phòng sẽ có dịch tái bùng phát nhưng với lần thứ 4 này, thật sự khiến ngành du lịch "đứng hình".

Doanh nghiệp chủ yếu tập trung duy trì hoạt động và tìm thêm hướng đi mới. Với thị trường khách quốc tế, có thể sẽ phải chờ đến năm sau hoặc lâu hơn.

Bà Thanh nhớ lại, lúc dịch Covid-19 mới khởi phát hồi tháng 2-2020, du lịch trong nước đang vào mùa lễ hội, doanh nghiệp của bà đã phải hủy nhiều đoàn. Đến đợt dịch bùng phát lần 2, đúng vào giai đoạn hè năm 2020 nên các đơn vị lữ hành cũng bắt đầu “chạy đua” để đặt trước dịch vụ với đối tác nhằm giữ vé, giữ chỗ…

“Xảy ra dịch Covid-19 đúng lúc đang cao điểm du lịch nội địa nên doanh nghiệp càng thêm khó khăn”, bà Thanh nói. Một phần vì hàng không bảo lưu vé máy bay đến 3 tháng mới hoàn lại tiền. Thêm nữa, doanh nghiệp còn phải cọc tiền phòng khách sạn trên toàn quốc nên khiến doanh nghiệp bị đọng vốn.

Bên cạnh mảng du lịch, công ty mở thêm hướng kinh doanh mới ở lĩnh vực bất động sản để cùng bổ trợ nhau.

Để “thích ứng” và duy trì hoạt động, các công ty phải thay đổi phương thức, có kế hoạch khác. Ngay như doanh nghiệp của bà, bên cạnh việc duy trì hoạt động du lịch thì cũng phải đưa ra định hướng mới, làm song song mảng bất động sản để hai bên cùng hỗ trợ nhau vượt qua mùa dịch.

“Chúng tôi song song hoạt động du lịch trên phương án nếu Covid-19 tái bùng phát thì sẽ cho nhân viên làm online; dịch tạm lắng thì tiếp tục đi làm luân phiên”, bà Thanh cho biết thêm, đợt dịch thứ 4 này rất khó lường trước.

Với những gì đã xảy ra, theo bà Thanh, đến giai đoạn dịch Covid-19 lần 4, các công ty du lịch còn tồn tại là những người rất yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Nguyễn Nam

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối