(SGTT) - Tính từ 12:00 đến 18:55 ngày 28-6, Việt Nam có 145 ca mắc mới (BN15890-16041), trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 139 ca ghi nhận trong nước. Mặt khác, nhóm nghiên cứu Viện Hóa học bước đầu đã nghiên cứu thành công thuốc điều trị Covid-19.
- TPHCM có thể áp dụng cách ly F1 tại nhà ở riêng lẻ
- Sáng 28-6, TPHCM tiếp tục có nhiều ca mắc Covid-19 nhất trong nước
- Đón du khách quốc tế bằng hộ chiếu vắc-xin, ‘nước đã đến chân’?
Thêm 139 ca mắc Covid-19 trong nước, TPHCM có 62 ca
Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch Covid-19 cho biết, cả nước có 145 ca mắc mới (BN15890-16041) trong trưa và chiều 28-6; trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 139 ca ghi nhận trong nước.
Sáu ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh gồm Tây Ninh (3), Khánh Hòa (1), Quảng Trị (1), An Giang (1).
139 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (62), Quảng Ngãi (20), Bắc Giang (12), Đồng Nai (11), Bình Dương (8 ), Bắc Ninh (8 ), Hà Tĩnh (7), Bình Thuận (6), Hưng Yên (2), Hải Phòng (1), Đồng Tháp (1), Đắk Lắk (1); trong đó 109 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 vào chiều ngày 28-6-2021 danh sách 7 ca bệnh (BN15951-BN15957) là các trường hợp trong khu vực đã được phong toả sau khi được rà soát, hoàn thiện thông tin ca bệnh.
Như vậy, trong ngày 28-6, Việt Nam ghi nhận thêm 391 ca mắc mới, trong đó có 9 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang (3), Tây Ninh (3), Khánh Hòa (1), Quảng Trị (1), An Giang (1).
6 khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất ở TPHCM
Theo Thanh Niên, ngày 28-6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn.
Việt Nam tổng hợp thành công thuốc điều trị Covid-19
Nhóm nghiên cứu Viện Hóa học bước đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp mới, rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm.
Favipiravir là thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir sử dụng ở đường uống và lần đầu tiên được sử dụng chống nCoV ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó được chấp thuận sử dụng ở Nhật, Nga và một số nước khác.
Các công bố nghiên cứu cho thấy việc tổng hợp loại thuốc này cần qua 7-8 bước phản ứng. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bước đầu cải tiến phương pháp bằng cách rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc, chỉ qua ba bước phản ứng đơn giản và hiệu quả, từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Nhờ vậy, giá thành hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Theo thông tin từ Vnexpress, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8-2020 với mong muốn hạn chế phụ thuộc nguồn thuốc nhập khẩu. "Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện, ổn định quy trình, nâng quy mô của quy trình tổng hợp và dự kiến đăng ký bằng sáng chế", Giáo sư Tuyến cho biết.
Favipiravir trên thế giới hiện được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị Covid-19 đến pha 3, hiệu quả tới 97%. Loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp nhẹ hoặc trung bình, ngăn ngừa bệnh tiến triển đến mức độ nghiêm trọng hơn, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và giảm gánh nặng điều trị bằng cách rút ngắn thời gian nằm viện. Thuốc giúp loại bỏ virus sớm để hạn chế lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.
Hiệp Trần tổng hợp
Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.