Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Chớ coi thường tình trạng đau đầu trong mùa dịch Covid-19

(SGTT) - Câu chuyện diễn viên người Mỹ Bob Saget tử vong hồi tháng 2 vừa qua do “chấn thương kín ở vùng đầu” đã khiến nhiều người cẩn thận hơn khi gặp tình trạng nhức đầu, nhất là sự lầm tưởng dấu hiệu đó do virus corona gây nên.
Nhiều người khi bị đau đầu trong mùa dịch thường nghĩ là do virus corona gây nên, tuy nhiên, cần liên hệ sớm với bác sĩ bởi tình trạng đó cũng có nguy cơ gây nên tử vong. Ảnh minh họa: Shutterstock

Trở lại với câu chuyện diễn viên người Mỹ, CNN dẫn báo cáo của cơ quan chức năng rằng có khả năng cao là ông bị tác động bởi một cú ngã và tổn thưởng vùng sau đầu mà không hay. Rồi trong giấc ngủ sau đó, ông bất tỉnh và thiệt mạng mà không hay.

Thế nên, tình trạng chấn thương vùng đầu tưởng là nhẹ cũng có thể gây tử vong. Sau đây là một số thông tin cần lưu ý với các chấn thương kín ở vùng đầu cũng như cách hỗ trợ người bệnh trong thời gian vàng để ngăn ngừa biến chứng hay tử vong.

Chấn thương kín ở vùng đầu rất phổ biến

Trước hết, cần lưu ý rằng chấn thương kín ở vùng đầu là một hiện tượng rất hay gặp. Nguy cơ lực tác động lên vùng đầu rất phổ biến trong khi tác động của các mức độ chấn thương vùng đầu xảy ra theo từng giai đoạn. Bệnh nhân có thể bị bầm hoặc chấn thương nhẹ, và trong phần lớn các trường hợp, chưa đến nỗi nghiêm trọng do hộp sọ thường có khả năng bảo vệ não của chúng ta. Các chấn thương nhẹ ở vùng đầu thường có thể được điều trị bằng cách uống thuốc giảm đau không kê đơn và cho người bệnh nghỉ ngơi.

Về mặt điều trị y khoa, chấn thương sọ não được phân loại từ nhẹ cho đến nặng, bao gồm các tiêu chí từ mức độ chấn động, tác động lên xương sọ cho đến tình trạng tụ máu ở vùng não.

Cẩn thận với đau đầu, nôn mửa, bứt rứt…

Tuy phần lớn các trường hợp chấn thương nhẹ ở vùng đầu là ít nguy hiểm, một số chấn thương kín ở khu vực này lại có thể gây hậu quả khôn lường. Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần lưu ý đến các dấu hiệu cảnh bảo đau đầu từ mức độ trung bình cho đến nghiêm trọng. Cụ thể một số dấu hiệu sau: Tình trạng nhức đầu ngày càng nặng; buồn nôn hay nôn mửa liên tục; bị co giật hoặc động kinh; không thể thức dậy; đồng tử bị giãn ở một hoặc hai mắt; nói lắp; tứ chi bị yếu đi đột ngột; mất thăng bằng khi đi đứng; dễ bị bồn chồn hoặc kích động.

Chấn thương vùng đầu có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần gặp ngay bác sĩ nếu gặp các triệu chứng trên hoặc cảm thấy không an tâm về mức độ chấn thương vùng đầu.

Về mặt y khoa, nhẹ, trung bình và nặng là chữ chuyên môn dùng để diễn tả mức độ chấn thương ở vùng não. Chấn thương đầu tưởng là nhẹ trên thực tế cũng có thể ở mức độ nặng. Các bác sĩ thường quan tâm đến các nguy cơ chấn thương vùng đầu nhằm chẩn đoán rõ ràng, chính xác hơn. Ngay cả khi được xác định là không nguy hiểm, người bị chấn thương nhẹ ở vùng đầu cũng cần được theo dõi kỹ lưỡng tại nhà trong một thời gian sau đó.

Người bị chấn thương vùng đầu không nên thức quá khuya

Nhiều người cho rằng người bị chấn thương nhẹ ở vùng đầu nhẹ không nên ngủ vì họ có thể bị hôn mê. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chứng minh nhận định trên không chính xác.

Tiến sĩ Alice Alexander, bác sĩ thuộc Internal Medicine, cho biết: “Một người bị chấn thương nhẹ ở vùng đầu mà còn tỉnh táo trong giao tiếp vẫn có thể ngủ, miễn là họ không có các triệu chứng như giãn đồng tử hoặc gặp vấn đề khi đi đứng. Trẻ em vẫn có thể ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh cần đánh thức các em vài lần nhằm đảm bảo chúng vẫn tỉnh táo”.

Trước khi đi ngủ, bệnh nhân nên gặp ngay bác sĩ để xử lý kịp thời nếu họ cảm thấy hành vi của mình thay đổi sau khi gặp tai nạn hoặc cảm thấy bất an trong lòng. Nói chung, nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, cần can thiệp ngay vì chóng mặt là hiện tượng báo động trong chấn thương vùng đầu.

Nhóm người có nguy cơ cao bị chấn thương vùng đầu

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC), năm 2018, toàn nước Mỹ có 223.000 bệnh nhân phải nhập viện do chấn thương sọ não. Năm 2019, có 60.611 người tử vong do chấn thương liên quan đến vùng đầu.

CDC nhấn mạnh rằng người từ 75 tuổi trở lên là nhóm có nguy cơ bị tổn thương não cao nhất trong khi tỷ lệ nhập viện, tử vong do tổn thương não cũng cao. Người cao tuổi nhập viện do chấn thương não chiếm 32% và nguy cơ tử vong do chấn thương não chiếm đến 28% trong tổng số bệnh nhân.

Cũng theo CDC, nguy cơ nhập viện và tử vong do bị chấn thương vùng đầu ở nam cao gấp từ hai đến ba lần so với nữ. Nguyên nhân là do nam giới tham gia các hoạt động có thể gặp tai nạn ở vùng đầu nhiều hơn nữ. Do đó, xác suất họ có thể bị ngã, gặp tai nạn khi lái xe hoặc bị một vật cứng rơi lên đầu bất ngờ cao hơn.

Hãy gặp ngay bác sĩ nếu cảm thấy lo ngại

Trong nhiều trường hợp, người bệnh không nên hốt hoảng khi bị chấn thương vùng đầu vì bệnh tình trở nặng là hiếm gặp. Vì vậy, không nên quá lo lắng sau khi đã đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, cần quan tâm đúng mức đến các chấn thương vùng đầu dù nhẹ. Theo Bác sĩ Charles Emerman thuộc Metro Health, chấn thương vùng đầu có thể trở nên nghiêm trọng ngay cả khi vết thương bên ngoài không thấy rõ, và các biểu hiện của một triệu chứng nặng khi một người bị chấn thương vùng đầu thường không thể thấy ngay. Tuy nhiên, một khi bệnh nhân cảm thấy bất an, người nhà cần đưa họ đến phòng cấp cứu trong thời gian sớm nhất.

Chấn thương vùng đầu có thể khiến một người mất đi khả năng lao động cũng như làm việc mình ưa thích hằng ngày. Vì thế, chúng ta phải lưu ý đúng mức để tránh các di hại về sau.

Vỹ Du

Theo Huffpost, CNN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối