Thứ sáu, Tháng Một 10, 2025

Cứu sống khi tim ngưng đập

Khánh Ngân -   

Ông  B.H.B. – 59 tuổi, đến từ Singapore đã được các bác sĩ Việt Nam tái sinh, sau khi ông bị ngưng tim, mất mạch, huyết áp do nhồi máu cơ tim cấp.

Chuyện lạ ở một bệnh viện nhỏ

Cac-BS-tham-kham-cho-BN-Singapore-sau-khi-cap-cuu-thanh-congÔng B.H.B., người Singapore vừa được các bác sĩ Việt Nam cứu khỏi cửa tử do nhồi máu cơ tim cấp.

Giữa tháng 3-2017, ông B., cùng bạn bè đi du lịch Việt Nam, mọi người đi tham quan khắp nơi và ai cũng cảm thấy phấn khởi vì được ăn ngon, được ngắm cảnh đẹp. Nhưng sau bữa cơm chiều, bỗng dưng ông lên cơn đau ngực dữ dội sau xương ức. Lúc đầu mọi người cứ tưởng đau do tiêu hóa, dạ dày. Cơn đau kéo dài đến 30 phút và ông than không thể chịu đựng được nên người quen đưa ông vào Bệnh viện An Bình, nơi gần khách sạn ông đang ở. Trên đường đi, ông đột nhiên bị hôn mê và khi vào bệnh viện, mạch và huyết áp bị mất, không đo được. Bác sĩ đo điện tâm đồ thấy ông B., bị rung thất dẫn đến ngưng tim.

Ê kíp trực của bệnh viện nhận định ông B., bị nhồi máu cơ tim cấp, nên các bác sĩ đã cấp cứu bằng cách sốc điện, đặt nội khí quản để thở máy và dùng các thuốc điều trị rối loạn nhịp, các thuốc vận mạch để nâng huyết áp. Và sau 15 phút hồi sức tích cực, kết quả là tim của ông B. đã đập trở lại, huyết áp cũng trở về nhưng rất thấp.

Các bác sĩ nhận định tình trạng của ông B., rất nguy kịch, có thể ngưng tim bất kỳ lúc nào, hoặc cũng có thể bị biến chứng vỡ tim, thủng tim và sẽ tử vong nếu không nhanh chóng cấp cứu để tái thông mạch máu bị tắc. Và để cứu người ở bệnh lý này, phải chạy đua với thời gian. Vậy là các bác sĩ Bệnh viện An Bình gọi điện cho Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM để phối hợp can thiệp mạch vành cấp cứu.

Tiếp nhận và chữa bệnh thần tốc

H_nh-_nh-sau-can-thi_pH_nh-_nh-tr__c-can-thi_pMạch máu bị tắc và mạch máu sau khi được tái thông.

Ông B., được đưa vào phòng cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, được dán điện cực lên ngực đo điện tâm đồ xem có bị rung thất không và kết quả chỉ có trong vài giây là ổn. Đồng thời, ông được chụp mạch vành, kết quả cho thấy ông bị tắc cả 3 mạch máu nuôi tim, do huyết khối từ mảng xơ vữa động mạch. Nếu chậm trễ, cơn rung thất có thể diễn ra bất kỳ lúc nào, sẽ khiến ông B., bị trụy tim mạch và cơ tim sẽ bị hoại tử, chết rất nhanh. Bệnh nhân chuyển vào phòng DSA (đơn vị can thiệp nội mạch) can thiệp đặt stent cấp cứu mạch vành qua da. Ê kíp do PGS.TS. Trương Quang Bình, Phó giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm tim mạch; BS. Trần Hòa, Trưởng đơn vị can thiệp nội mạch và BS. Vũ Hoàng Vũ, Phó trưởng khoa Nội tim mạch đã tiến hành thủ thuật nhằm tái thông mạch máu. Chỉ trong 25 phút, dòng máu bị tắc trong ba nhánh của bệnh nhân đã được lưu thông khi ê kíp nong bóng đặt ba stent thành công.

[box type="info"] Dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp: đau ngực sau xương ức hay ngực trái, có thể lan lên cằm-vai hoặc tay trái; thường xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức rất nhẹ; cảm giác nghẹn – thắt chặt hay đè ép; đau ngực dữ dội (đau làm người bệnh không thể chịu nổi, đau muốn ngất, chưa bao giờ trải qua cơn đau như vậy, đau làm người bệnh không thể tiếp tục những công việc thường ngày…); cơn đau kéo dài hơn 30 phút; cơn đau không giảm khi nghỉ ngơi hay ngậm dưới lưỡi bằng thuốc dãn mạch Nitroglycerin.

Các triệu chứng đi kèm đau ngực là vã mồ hôi, khó thở, có thể có ngất. Một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tụt huyết áp, choáng tim và đột tử.

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, nên ngay khi có các triệu chứng như trên, đặc biệt là cơn đau ngực xuất hiện cấp tính dữ dội kéo dài hơn 10-20 phút không giảm thì nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Lưu ý là tuyệt đối không được cắt lễ, cạo gió, vắt chanh vào miệng người bệnh, mà ngay lập tức đưa đến bệnh viện.[/box]

Chỉ mất thời gian 60 phút sau nhập viện đến khi tái thông lại mạch máu bị tắc, người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Theo các chuyên gia, đây là thời gian cửa bóng (nghĩa là từ lúc bệnh nhân vô cổng bệnh viện, đến khi can thiệp để dòng máu lưu thông, người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch) thấp hơn tiêu chuẩn thế giới. Vì thời gian cửa bóng tại Mỹ chấp nhận là dưới 90 phút. Thời gian cửa bóng là một trong những thước đo thành công của can thiệp, vì đối với loại bệnh lý nguy hiểm này, thời gian càng kéo dài thì cơ hội cho người bệnh càng mất dần, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên. Nếu người bệnh đến trễ quá 12 giờ thì cơ hội can thiệp thành công sẽ không còn nữa.

Do đó, tiếp nhận và chữa bệnh thần tốc là một trong những điều kiện tiên quyết, bắt buộc trong cấp cứu bệnh lý nhồi máu cơ tim. PGS.TS. Trương Quang Bình – Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trung tâm tim mạch của bệnh viện đã liên kết với nhiều bệnh viện tại địa phương, cũng như bố trí ê kíp chuyên môn trực 24/7, 24/24 để tiếp nhận và xử lý những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp khoa cấp cứu, như trường hợp bệnh nhân người Singapore vừa qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối