Chủ Nhật, Tháng mười hai 15, 2024

Di sản để lại của nhà văn Harper Lee

KIM AN -

Vài năm trước tại Mỹ, cuốn truyện To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) của nhà văn nữ Harper Lee đã được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh. Điều gì đã khiến một tác phẩm văn học cổ điển này đọng lại đối với học sinh Mỹ như vậy?

harper-leeNhà văn nữ Harper Lee chỉ với hai tác phẩm văn học, được xuất bản cách nhau 53 năm, qua đời hôm 19-2.

Harper Lee vừa mới qua đời (19-2 vừa qua), thọ 89 tuổi, luôn có cách làm hàng triệu độc giả kinh ngạc với các nhân vật trong tác phẩm của bà. Hình ảnh trong câu truyện Giết con chim nhại xoáy vào lòng người đọc, phản ánh được cuộc sống bình dị đời thực, đôi khi còn là nguồn cảm hứng cho những châm biếm thể hiện trong các bộ phim dài tập như The Simpsons (Gia đình Simpson), còn đạo diễn Aaron Sorkin hiện cũng lồng ghép nội dung truyện vào những vở kịch ở nhà hát Broadway.

Giết con chim nhại được xuất bản lần đầu hồi năm 1960. Sau đó, cuốn truyện này nhanh chóng bán hết 500.000 bản. Theo tạp chí Life dẫn lời người hàng xóm hâm mộ nói với Lee: “Việc kế tiếp bà sẽ làm đó là nhận nhiều giải thưởng”.
Thực vậy, về sau Harper Lee được trao giải văn học Pulitzer, sau đó là vài huy chương do Tổng thống Mỹ trao, nhưng ảnh hưởng của quyển sách này lên các thế hệ trẻ không thể không nhắc đến. Câu chuyện về thời thơ ấu của Scout Finch tại Alabama và người cha dũng cảm của bà khi cố gắng bảo vệ một người da đen bị buộc tội hãm hiếp người phụ nữ da trắng. Đây không chỉ là một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại, mà còn là một trong những cuốn sách được mọi người ưa thích nhất. Như học giả Thomas Shaffer có đề cập: “Hàng triệu người yêu thích cuốn To Kill a Mockingbird không cần phải nói. Câu chuyện về Atticus Finch lập tức hút lấy người đọc, ông ấy là vị anh hùng”.

Tiểu thuyết này được xuất bản vào thời điểm may mắn. Bà Lee dựa vào sự kiện có thật khi Emmett Till, một người da đen bị giết hại do việc phân biệt chủng tộc tại thị trấn nơi bà lớn lên. Ban đầu, cách dẫn dắt câu chuyện này có phần rắc rối nhưng cuối cùng bà đã thành công, bà đã viết nên cái mà nữ diễn viên Mỹ Oprah Winfrey đã gọi “tiểu thuyết của quốc gia”, còn nhà văn Jane Smiley sau này gọi đây là “cuốn Túp lều của chú Tom của thế kỷ 20”.
Cuốn sách cũng là một phần tự truyện, nhân vật Scout được xây dựng như hình ảnh bản thân bà, Atticus là người cha, và những người hàng xóm ở Maycomb giống như hàng xóm của bà ở Monroeville, và thậm chí câu chuyện diễn ra tại tòa án ở thị trấn cũng là điều gì đó thương tâm. Những gì xảy ra với bà ở vùng phía Nam thị trấn cũng được diễn tả lại trong truyện, nhưng không bao giờ bà quay lưng lại với nơi này.

Ở lần xuất bản đầu tiên, Giết con chim nhại nhận được nhiều lời khen, còn tờ New York Times cho rằng sẽ có một vài lời đề nghị chuyển thể quyển sách lên màn ảnh rộng và bà Lee cũng nên để mắt đến. Đây là điều tốt. Bộ phim cùng tên (chiếu năm 1962) cũng được nhiều người yêu thích, và vào năm 2003, nhân vật Atticus Finch (do Gregory Peck thủ vai, thắng giải Oscar) đã được Hiệp hội Điện ảnh Mỹ bình chọn là một trong những anh hùng màn ảnh hay nhất mọi thời đại.

Sau thành công của bộ phim, bà Lee lại biến mất. Nhưng không thực sự là vậy, bà không phải là kiểu người ẩn dật, đơn giản là bà thích dành thời gian với bạn bè và hàng xóm. Một trong những người bạn thân của bà là Truman Capote, người cùng bà đi du lịch khi ông đang nghiên cứu viết về quyển truyện In Cold Blood (Dòng máu lạnh). Capote chuyên viết về tiểu sử, diễn tả sự khắng khít của họ như là “đồng cảnh ngộ” khi cùng trải qua thời thơ ấu mà mỗi người đều có cảm giác bị cha mẹ và bạn hữu bỏ rơi.

Trong khi đó, người hâm mộ vẫn luôn chờ đợi tác phẩm kế tiếp của bà. Khi xuất bản cuốn Giết con chim nhại bà 34 tuổi. Còn cuốn truyện tiếp theo Go Set a Watchman của bà chỉ vừa tung ra hồi năm ngoái, lúc bà đã 88 tuổi (chưa có bản tiếng Việt). Cuốn tiểu thuyết mới này đã khiến dư luận xôn xao rất nhiều, mà phần lớn nội dung là từ bản viết tay cũ, là nguyên bản của Giết con chim nhại. Go Set a Watchman đạt được thành công to lớn về mặt thương mại, nhưng lại không được các nhà phê bình đánh giá cao. Tạp chí New Yorker cho đây là “một tiểu thuyết thất bại”, nhưng thay vào đó “để thấy nhà văn Harper Lee được hâm mộ như thế nào”. Còn Michiko Kakutani trong tạp chí Times cho rằng đây là “một câu chuyện không suôn sẻ” với “lối dẫn chuyện đau buồn với các nhân vật chỉ trích lẫn nhau”.

Nhưng phía sau nhiều sự chỉ trích về Go Set a Watchman có lẽ còn có nhiều thất vọng đối với nhân vật anh hùng Atticus Finch, hóa ra đó chỉ là một con người mù quáng. Lòng hận thù trong tác phẩm thứ hai, nói cách khác lại là tình yêu thương trong phần đầu.

Một Atticus được khắc họa trong cuốn sách đầu tiên To Kill a Mockingbird đưa vào chương trình học tại Mỹ vẽ ra một hình tượng anh hùng cho tất cả các thế hệ. Đó là những gì mà nữ văn sĩ quá cố Harper Lee mang lại cho không chỉ học sinh Mỹ mà còn cho cả chúng ta, một nhân vật khó lòng quên được nếu bạn đã đọc qua tác phẩm. Và vì thế, một người phụ nữ trẻ khiêm tốn đã tìm được chỗ đứng của mình trong những áng văn bất hủ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối