Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Độc đáo thư viện kiêm nhà hát kịch nằm giữa biên giới Mỹ-Canada

(SGTT) - Thư viện và nhà hát kịch Haskell Free là nơi duy nhất mà người dân giữa hai quốc gia có thể bước sang lãnh thổ của nhau một cách hợp pháp mà không gặp bất cứ rào cản nào. Lý do vì công trình này nằm giữa biên giới Canada và Mỹ.
Thư viện trên là một tòa nhà bằng đá mang phong cách Queen Anne Revival cổ điển được xây dựng từ thế kỷ 20.

Thư viện Haskell Free và Nhà hát Opera có hai địa chỉ khác nhau. Nếu bạn là người Mỹ, bạn sẽ nói thư viện nằm ở "93 Caswell Avenue, Derby Line, Vermont". Nếu là người Canada, bạn sẽ nhấn mạnh rằng, nó nằm ở "1 rue Church Street, Stanstead, Quebec". Cả hai địa chỉ là chính xác và một trong hai sẽ đưa bạn đến cùng một tòa nhà.

Thư viện trên là một tòa nhà bằng đá mang phong cách Queen Anne Revival cổ điển được xây dựng từ thế kỷ 20, mẫu điển hình của thư viện công cộng thời đó. Công trình được xây dựng bởi người Mỹ, Carlos Haskell và vợ người Canada Martha Stewart Haskell, là món quà cho cư dân của cả hai nước. Nó đã được xây dựng một cách có chủ ý xuyên biên giới để cả người Canada và người Mỹ có quyền bình đẳng vào thư viện.

Tòa nhà chỉ có một lối vào, ở phía Mỹ, nhưng người dân Canada được tự do vào và sử dụng thư viện, miễn là họ quay trở lại phía Canada. Tuy nhiên, tòa nhà có một lối ra khẩn cấp ở phía Canada, nhưng thường xuyên đóng cửa.

Chia sẻ nhiều đặc thù thú vị

Công trình được xây dựng bởi người Mỹ, Carlos Haskell và vợ người Canada Martha Stewart Haskell, là món quà cho cư dân của cả hai nước.

Một nửa tòa nhà nằm ở Derby Line, một thị trấn của Mỹ, còn một nửa kia ở Stanstead, một thị trấn của Canada. Là các thị trấn biên giới, Derby Line và Stanstead chia sẻ nhiều đặc thù. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy chú ý đến tòa nhà đặc biệt này.

 

Bên trong thư viện có một đường màu đen dày chạy trên sàn phòng đọc thể hiện ranh giới Canada-Mỹ.

Bên trong thư viện có một đường màu đen dày chạy trên sàn phòng đọc thể hiện ranh giới Canada-Mỹ. Trên lầu là nhà hát opera, có sân khấu và một nửa chỗ ngồi nằm ở phía Canada, trong khi phần còn lại của ghế phía Mỹ. Tương tự, trong thư viện này, sách dành cho trẻ em ở phía Hoa Kỳ, phần còn lại là những bộ sưu tập và phòng đọc ở phía Canada. Do đó, thư viện Haskell đôi khi được gọi là "thư viện duy nhất ở Mỹ không có sách" và "nhà hát duy nhất ở Mỹ không có sân khấu".

Các thành viên gia đình có thể gặp nhau mà không bị xem là vượt biên.

Qua nhiều thập kỷ, thư viện đã trở thành một trung tâm mà người dân từ cả hai nước thường gặp nhau và trao đổi. Thư viện Haskell có thể là nơi duy nhất mà các thành viên gia đình chia cắt bởi biên giới Canada-Mỹ có thể gặp nhau mà không bị xem là vượt biên. Nhưng trong những năm gần đây, một số người đã cố gắng khai thác sự lỏng lẻo của biên giới. Trong năm 2011, một người đàn ông Canada đã bị bắt vì bị cáo buộc buôn lậu một ba lô đầy súng qua nhà vệ sinh của thư viện.

Nhà hát Opera bên trong cũng bị chia cắt bởi vạch đen.

Sau cuộc khủng bố ngày 11- 9-2001, chính quyền bắt đầu thắt chặt an ninh trên biên giới mềm. Đường phố tới thư viện từ cả hai quốc gia đã bị đóng cửa và các cây trồng trong chậu lớn đã được cài đặt như một hàng rào trên một đoạn biên giới gần thư viện. Xe An ninh Hoa Kỳ nằm bên ngoài thư viện, theo dõi lối vào suốt 24 giờ một ngày.

Những bí ẩn của thư viện trăm tuổi Haskell 

Ngoài thư viện Haskell còn có các tòa nhà khác nằm vắt qua đường biên giới.

Thư viện Haskell chỉ là một trong sáu tòa nhà nằm vắt qua đường biên giới. Ngoài các cấu trúc này, Derby Line và Stanstead tạo ra một số sự tò mò khác như Đại lộ Canusa, nơi có đường biên giới quốc tế chạy giữa đường phố. Trong khi đường phố chính là ở Canada, các ngôi nhà phía Nam là ở Mỹ. Vì vậy, bất cứ khi nào cư dân Canusa ở Mỹ ra khỏi lối đi của họ, họ thực sự rời khỏi Hoa Kỳ. Có một bưu điện trên đại lộ Canusa phục vụ cả hai quốc gia - bưu điện quốc tế duy nhất trên thế giới. Có một người quản lý bưu điện, nhưng có hai cửa ra vào và hai quầy hàng bưu phẩm. Mỗi cửa hàng phục vụ khách hàng từ một quốc gia khác.

Cả Derby Line lẫn Stanstead đều có cùng hệ thống nước. Nước uống được bơm từ giếng khoan ở Canada trong hồ chứa ở Mỹ và phân phối qua hệ thống được vận hành bởi người Canada. Nước thải của Derby Line được mang xuyên biên giới để xử lý.

Trước đó, bà Stanstead đã lái xe tới Vermont (Mỹ) để sinh con vì thiếu chăm sóc sức khoẻ của chính phủ và đi đường cao tốc tới các bệnh viện ở Canada. Phần lớn dân số trung tuổi hoặc già hơn ở thị trấn có hai quyền công dân của Mỹ và Canada. Ngoài ra, Derby Line và Stanstead có các mã vùng điện thoại khác nhau, cuộc gọi điện thoại giữa hai thị trấn cũng mang tính địa phương.

Thư viện là một di tích lịch sử lâu đời.

Cuối cùng, thư viện Haskell được coi là một di tích lịch sử của cả hai nước vì giá trị di sản bất thường - nằm ở cả hai nước, có chức năng kép và ý thức cộng đồng chung.

Nguyễn Hưng

Theo Amusing Planet

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối