Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Hành trình từ “thợ đụng” trở thành đầu bếp chuyên nghiên cứu ẩm thực

(SGTT)- "Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, từ anh thợ chụp ảnh hay sửa điện thoại, tôi đã tìm thấy tình yêu với những món ăn do tự tay mình chế biến", đầu bếp Trần Chí Lành chia sẻ.

Anh Trần Chí Lành, sinh năm 1986, quê ở Long An và hiện đang là Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Công ty cổ phần Vựa hải sản xanh, TPHCM.

Làm "thợ đụng" rồi quay về với tình yêu đầu bếp

Từ nhỏ, anh Lành đã yêu thích việc nấu nướng bởi người cha nấu ăn rất giỏi và phần nào truyền cảm hứng cho anh yêu bếp. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh vẫn loay hoay chưa biết chọn ngành nghề nào. Vì thế, năm 2005 anh từ Long An lên Sài Gòn lập nghiệp và xin làm phụ bếp tại quán ăn Minh Thư 4, quận Gò Vấp.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng làm việc nơi đây thì anh lại đổi sang công việc không liên quan đến bếp, là thợ chụp ảnh hay sửa điện thoại. Thấm thoát 2 năm hơn ở những công việc này, anh cũng có những kỷ niệm vui buồn. Đáng nhớ nhất là nghề chụp ảnh, dành dụm số tiền từ đi làm thêm để sắm máy ảnh tốt, không ngờ nó thường xuyên hỏng hóc nên công việc cũng không mấy thuận lợi. Thế là anh lại quay trở lại với nghề bếp.

Từ năm 2008 đến 2015, anh đã trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau trong gian bếp tại các nhà hàng lớn, nhỏ trên cả nước. Cho đến năm 2016, anh chính thức trở thành bếp trưởng tại Nhà hàng Hải sản Nàng Cua, TP Thủ Đức. Đến năm 2019, anh lại có cơ duyên trở về quê nhà Long An để đảm nhận vị trí Tổng bếp trưởng tại Nhà hàng Hải sản Phú Quý.

Anh Lành cùng các cộng sự khi làm việc tại Nhà hàng Hải sản Nàng Cua. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tâm sự về con đường đến với nghề bếp, anh Lành cũng có những kỷ niệm buồn vui mà bản thân luôn nhớ mãi, anh kể: "Mới vào nghề tôi nản lắm, nhưng vì quá đam mê, có lúc làm từ 6 giờ sáng cho đến 4-5 giờ chiều mà vẫn chưa có chén cơm lót dạ".

Đổi lại những vất vả, mệt mỏi là khi anh nhìn thấy sự hài lòng của khách hàng khi thưởng thức món ăn do mình chế biến. “Đôi khi gặp phải những góp ý từ cấp quản lý, thực khách, nhưng tôi cho rằng đó là những ý kiến tốt để giúp mình tiến bộ”, anh Lành tâm sự.

Yêu món Việt nhưng chuyển qua nghiên cứu ẩm thực từ hải sản

Do ảnh hưởng từ những bữa cơm gia đình Việt gần gũi, ấm cúng nên anh đã có tình cảm với những món ăn Việt Nam. Anh cho rằng, ẩm thực Việt rất đa dạng, phong phú. “Đời sống người Việt chúng ta ngày càng hiện đại, nhu cầu ăn uống ngày càng cao hơn. Được chế biến những món ăn của quê nhà, phục vụ cho mọi người là niềm vui của tôi”, anh Lành chia sẻ.

Chính vì thế, tháng 4-2019 anh chấp cánh ước mơ lan tỏa món ăn Việt của mình bằng việc mở quán ăn gia đình, phục vụ các món ăn Việt Nam truyền thống ngay tại quê nhà. Thế nhưng, vì dịch bệnh xảy ra nên quán cũng tạm ngưng hoạt động vào đầu năm 2020. Thời gian này, anh vẫn quản lý bếp ở Nhà hàng Hải sản Phú Quý.

Đến đầu năm 2021, nhận lời mời từ chủ đầu tư, anh quay lại Sài Gòn để chính thức đảm nhiệm vai trò trưởng phòng R&D tại Công ty cổ phần Vựa Hải sản xanh.

Thay vì đứng bếp chế biến món ăn phục vụ khách hàng, anh lại chuyên về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chế biến các món hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Anh Lành cho hay, công việc này đòi hỏi nhiều về tư duy, người nghiên cứu phải luôn tìm kiếm cái mới và nâng cấp món ăn, công thức chế biến để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nhớ lại những khi còn là bếp trưởng tại nhà hàng, mỗi ngày cuối tuần, dịp lễ, anh hì hục trong bếp, không màng tới ngày nghỉ. Chuyển sang công việc nghiên cứu ẩm thực, anh được nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần, thế nhưng với anh, niềm say mê với nghề khiến anh hăng say làm việc không kể chủ nhật hay thứ hai.

“Làm công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải luôn khao khát tìm ra cái mới. Nhiều khi tôi áp lực quá thì tìm cách thư giãn, gặp gỡ bạn bè, đi đâu đó để lấy lại năng lượng”, anh Lành bày tỏ.

Sau khi đã nghiên cứu được một món ăn ngon, một công thức chế biến chuẩn vị, công đoạn kế tiếp của anh Lành là triển khai quy trình đến tay đầu bếp. “Đây là một trong những thử thách đối với tôi, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến món ăn không đạt chuẩn”, anh bày tỏ.

Anh Lành tại buổi đào tạo cho nhân viên về công thức món ăn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gắn bó với nghề bếp hơn 10 năm, đối với anh Lành mỗi một món ăn đều có những câu chuyện riêng biệt. Trong đó, anh luôn tự hào về sốt ớt Singapore do tự tay mình chế biến. Anh kể: “Đây là loại sốt rất nổi tiếng ở Singapore, tuy nhiên so với hương vị ban đầu, tôi biến tấu hoàn toàn khác và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Đó là giảm độ cay của ớt và vị nồng của mắm ruốc, thay vào đó cho thêm kem béo, rau củ xay nhuyễn để giúp sốt có mùi thanh nhẹ, béo, ngọt hơn”.

Tuy tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, nhưng anh vẫn có cơ hội để phát triển công việc. "Tôi vẫn đang nghiên cứu và phát triển thêm nhiều món ăn, công thức mới để chuẩn bị cho các dự án dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong vài tháng nữa. Đây cũng là khoảng thời gian để tôi tập trung nhiều hơn vào công việc", anh Lành cho hay.

Trải qua nhiều thăng trầm trong nghề, anh Lành cho rằng, một trong những điều giúp anh thành công chính là sự nỗ lực hết mình. Anh bộc bạch: “Nghề nào cũng có sự khó khăn, nhưng với một ý chí kiên định, không ngừng quyết tâm, bạn sẽ chinh phục được con đường mình đang chọn. Chỉ cần cố gắng, thành quả sẽ đến với bạn”.

Uyển Cầm ghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất

Ngắm Kon Tum khác lạ qua đề cử ‘Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung’

(SGTT) – Thông qua đề cử "Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung" trong khuôn khổ chương trình "Top 7 Ấn tượng Việt Nam" 2024, cảnh sắc Kon Tum hiện lên lạ mắt với cánh rừng thay lá, hồ thủy điện Thượng Kon Tum hoang sơ...

Ghé thăm những làng nghề truyền thống ở Hưng Yên

(SGTT) – Khi ghé thăm Hưng Yên, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống độc đáo như đan đó Thủ Sỹ, sản xuất tương Bần Yên Nhân, hay nghề làm mành trúc Đa Quang… Thăm làng nghề làm ‘mặt nạ giấy bồi’ chơi Trung...

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua huyện Hóc Môn đang thi công ra sao?

(SGTT) - Do thiếu cát đắp nền nên đường vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TPHCM chỉ đạt gần 15% khối lượng thi công. Phần lớn các công việc đang thực hiện trên công trường là gia cố nền đường. Bốn gói thầu của dự án vành...

Về miền núi Quảng Nam cắm trại, săn mây trên nóc Tắk Pổ

(SGTT) - Nóc Tắk Pổ thuộc xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn những du khách yêu thiên nhiên, tìm kiếm trải nghiệm “săn mây” và cắm trại. Sắc màu chợ cá lớn bậc nhất Quảng Nam vào...

Ghé thăm Bình Liêu mùa cỏ lau

(SGTT) - Là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cách Hà Nội khoảng 270km, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Vào Thu, nơi đây thu hút du khách ghé thăm bởi mùa cỏ lau trắng muốt, nở khắp triền đồi và “sống lưng khủng long” nổi...

Sắc Thu vàng tại tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ

(SGTT) – Thu sang, Rhode Island - tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ khoác lên mình “chiếc áo” rực rỡ bởi sắc vàng, đỏ của những hàng cây thay lá. Trải nghiệm đi bộ đường dài khám phá thiên nhiên nước Mỹ Khám phá 7 công viên quốc gia...

Thiếu mặt bằng sạch, tiến độ nâng cấp quốc lộ 50 bị ảnh hưởng

(SGTT) - Hai doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường phần đất đang sở hữu thuộc ranh dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 (Bình Chánh, TPHCM) chậm bàn giao mặt bằng khiến dự án có nguy cơ vỡ tiến độ. Cận cảnh gần 3km mở rộng...

Khám phá ‘thác ba hồ’ Eatul giữa núi rừng Gia Lai

(SGTT) – "Thác ba hồ" Eatul tọa lạc ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, là điểm du lịch "mới nổi", thu hút du khách trong thời gian gần đây. Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng bậc thang Chư Sê Ấn tượng...

Cùng chuyên mục

Chia sẻ

Xem nhiều

Các chuyên mục