Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Hội An trên đường chạy bộ

(SGTT) - Từ mùa dịch Covid-19 thứ hai cho đến nay, một nhóm các bạn trẻ chừng 30 người ở Hội An tập hợp lại quyết tâm nâng cao sức khỏe bằng cách chạy bộ quanh phố cổ. Đây là một hoạt động lành mạnh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân và để lại cho du khách cái nhìn thiện cảm về phố cổ.
Đoạn đường chạy từ Chùa Cầu qua xã Cẩm Kim, Duy Phước, đến phường Cẩm Châu, Cù Lao Chàm, rồi trở lại trung tâm phố cổ lúc sập tối. Anh Trần Trung Hiếu, một cư dân phố cổ cho biết, nếu chạy một vòng quay phố cổ là khoảng 2km, tùy vào khả năng của mỗi người mà có thể chạy bao nhiêu vòng tùy thích. Có người chạy 2-3km nhưng cũng có người chạy 15-20km. Trong ảnh, cả nhóm đang chạy trên đường Trần Phú của phố cổ. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Một tuần một buổi, thường là vào cuối tuần, cả nhóm chừng 30 người gồm nam và nữ, tập trung tại Chùa Cầu lúc 5:00 để chạy chung. Người chạy đa phần là hướng dẫn viên, lễ tân, những người làm nghề tự do, yêu thích thể thao và vẻ đẹp thanh bình của phố cổ và làng quê. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Cả nhóm chạy ngang qua nhà cổ Tấn Ký trên đường Bạch Đằng. Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà được xây dựng cách đây gần 200 năm vào năm 1741 tức là vào cuối thể kỉ thứ 18 có kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố ở Hội An. Đây là nơi sinh sống của 7 thế hệ con cháu nhà họ Lê. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Nhà cổ Tấn Ký không phải là một ngôi nhà cổ xưa nhất nhưng đây là ngôi nhà cổ cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hóa” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Một bức ảnh chụp lại nụ cười tươi của một người chạy từ bên trong Chùa Cầu. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Các thành viên tranh thủ chạy một vòng tầm 20km trên Cù Lao Chàm. Có khi cả nhóm đứng lại ngắm ánh hoàng hôn dần buông ở đây trước khi chạy trở về trung tâm phố cổ. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Cả nhóm tiếp tục hành trình trên cầu sắt bắc qua xã Cẩm Kim, cách trung tâm phố cổ 1km. Trong ảnh là hai người chạy đã thấm đẫm mồ hôi dưới ánh nắng mặt trời đang lên cao, nhưng vẫn tươi cười. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Trên đường chạy, thành viên trong nhóm không quên ghi lại những khoảnh khắc thường ngày của cuộc sống. Trong ảnh là một người dân đang phơi lúa tại xã Duy Phước, giáp với xã Cẩm Kim. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Trên đường chạy, Hiếu và các bạn bắt gặp một quán cà phê dễ thương ở khối An Mỹ, phường Cẩm Châu, cách trung tâm phố cổ chừng 3km. Quán tên Xóm Chiêu, có view nhìn ra cánh đồng lúa. Người đến quán chủ yếu là được check in với thiên nhiên, đẹp nhất là mùa lúa chín vàng rực. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Cả nhóm cảm thấy phấn khích khi chạy trên những con đường đê ven những thửa ruộng xanh rì hay tỏa hương lúa chín ngào ngạt khi vào mùa. Thỉnh thoảng các chị em dừng lại check in vài giây rồi chạy tiếp. Phường Cẩm Châu ở ngoại vi phố cổ là nơi lý tưởng cho nhiều hoạt động thể dục thể thao của người dân. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Một trong những điểm dừng yêu thích của nhóm Hiếu (áo đen) là lò gạch cũ. Đây là một lò gạch có tuổi đời 20 năm nằm giữa cánh đồng lúa xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên (cách TP Hội An hơn 5km). Công trình cao hơn 10m chiều ngang và rộng mỗi bên khoảng 4m, bị bỏ hoang nhiều năm.
Đến đầu năm 2020, một người địa phương đã mua lại lò gạch, thuê thêm 2 hecta đất ruộng xung quanh để sửa chữa, nâng cấp, phát triển loại hình du lịch nông trại.
Tháng 7, công trình mới đi vào phục vụ du khách. Trung bình mỗi ngày có khoảng 300 đến 400 người đến tham quan miễn phí. Nguồn thu chủ yếu đến từ việc kinh doanh nước uống. Ảnh: Trần Trung Hiếu
Cả nhóm dừng chân nghỉ ngơi trên cây cầu bắc ngang sông Thu Bồn, dùng để dẫn nước tưới tiêu cho ruộng đồng, cách Hội An 3km. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông, số ít đi chài cá. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Thanh Thu

Nhiều người quan tâm