Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025

Hơn nửa thế kỷ nổi danh với kèn harmonica

HÀ ĐÌNH NGUYÊN -

Khi hay tin nghệ sĩ kèn harmonica Tòng Sơn đang gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn vì bệnh tật, chiều ngày 22-8 một nhóm nghệ sĩ, nhà báo đã đến tư gia (nhà thuê) của ông ở hẻm 128 Bàn Cờ, quận 3, TPHCM để thăm hỏi, tặng quà và bàn bạc phương án giúp đỡ người nghệ sĩ già.

Người viết có may mắn quen biết với nghệ sĩ Tòng Sơn 15 năm nay. Dạo trước, ông thường diễn chung với hai người bạn, tạo thành bộ “tam sên”: Tòng Sơn (kèn harmonica), Huỳnh Hoa (kèn saxo), Huỳnh Hiệp (trống jazz). Mấy năm sau nghệ sĩ Huỳnh Hiệp qua đời, hai người còn lại vẫn là cặp “song kiếm hợp bích” thật ăn ý. Rồi nghệ sĩ Huỳnh Hoa cũng xa khuất, từ đó Tòng Sơn  trở thành tay kèn solo “độc chiêu, độc đáo và... độc hành”. Với bề dày kinh nghiệm 70 năm gắn bó với cây kèn thân thuộc, tiếng kèn của lão nghệ sĩ giờ đây được nhiều người trong giới liệt vào hạng “đệ nhất danh thủ” làng kèn của cả nước.

Nh_-s_-kFn-harmonica-T_ng-S)nNghệ sĩ kèn harmonica Tòng Sơn.

Tiếng kèn điệu nghệ của ông đã chắp cánh cho những tác phẩm vốn đã nổi tiếng càng thêm tuyệt vời, như Đêm đông (Nguyễn Văn Thương), Hạ trắng (Trịnh Công Sơn), Tôi đưa em sang sông (Y Vũ – Nhật Ngân), Xóm đêm (Phạm Đình Chương)... và cả những bản nhạc ngoại như Tình ca du mục, Đồng xanh, Cánh bướm vườn xuân, Besame Mucho... Không chỉ diễn hay, Tòng Sơn còn rất chú trọng đến thời trang. Mỗi lần xuất hiện trước công chúng là ông ăn vận rất mốt, đó cũng là cách ông tôn trọng khán giả. Vật bất ly thân của ông là chiếc cặp đựng toàn là kèn: cây ngắn, cây dài, cây thẳng, cây cong... Có khi ông chơi một sê ri kèn đến... 21 cây.

V_a-th_i-kFn-v_a-u_ng-bia,-m_t-trong-nh_ng-chiOu-=_c-c_a-ngh_-s_-kFn-n_i-danh-T_ng-S)nVừa thổi kèn vừa uống bia, một trong những chiêu độc của nghệ sĩ kèn nổi danh Tòng Sơn.

Nghệ sĩ Tòng Sơn tên thật là Dương Ngô Tòng (Sơn là tên của người cha, ông ghép vào tên mình thành nghệ danh), sinh năm 1930 tại Vĩnh Long. Ông kể: “Thật ra chính cây kèn harmonica tìm đến với tôi chứ tôi không tìm nó. Số là hồi tôi còn là một cậu thiếu niên 15-16 tuổi, một hôm ngôi làng tôi đang ở bị lính Pháp bố ráp. Mọi người hoảng loạn chạy trốn. Khi giặc rút, tôi tình cờ nhặt được một chiếc kèn harmonica của một người lính Pháp nào đó đánh rơi trong đống đổ nát. Lúc đó tôi chưa hề biết một nốt nhạc nào, rồi học thổi vỡ lòng với một người cậu”.

Năm 1950, ông lên Sài Gòn làm thợ sắp chữ trong một nhà in, vẫn không quên mang theo cây đàn “lượm mót” này để mỗi đêm lại trút nỗi buồn xa nhà vào tiếng kèn. Lúc ấy ông chưa bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ trở thành một nghệ sĩ biểu diễn kèn, mà chỉ là một người thợ lao động bình thường. Nhưng rồi với sự động viên, khích lệ của bạn bè làm ông chuyên tâm luyện tập kèn. Đến khi Đài phát thanh Pháp-Á tổ chức cuộc thi Tuyển lựa tài tử (tuyển giọng hát và nhạc công). “Tôi dự thi và trúng tuyển rồi biểu diễn chuyên nghiệp từ đó”, ông kể lại.

Trung-tGm-Sßch-k_-l_c-Vi_t-Nam-=_-xßc-l_p-k_-l_c-ôNg²_i-c=-phong-cßch-bi_u-di_n-kh_u-c_m-=_c-=ßo-nh_t-Vi_t-Namö-cho-ngh_-s_-T_ng-S)nTrung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục: “Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất Việt Nam” cho nghệ sĩ Tòng Sơn.

Để làm phong phú thêm cho nghề, khi diễn ông “chế” thêm ra mấy món độc, lạ như đang thổi kèn harmonica thì thỉnh thoảng đưa lên mũi thổi, để có thời gian miệng… ăn chuối làm khán giả bất ngờ, hay hứng quá thì vừa thổi kèn, vừa… uống bia. “Nếu tính đủ 65 năm đứng trên sân khấu, chỉ tính sơ mỗi ngày diễn 5 sô, ăn 5 trái chuối thì chắc có lẽ hiếm ai ở Việt Nam ăn chuối hàng ngày và kéo dài nhiều như tôi”, nghệ sĩ 87 tuổi nói đùa. Cũng vì đặc biệt như vậy mà Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục: “Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất Việt Nam” cho nghệ sĩ Tòng Sơn.

V_a-th_i-kFn-v_a-pn-chu_iVừa thổi kèn vừa ăn chuối.

Vậy đó, thời hoàng kim đã qua, dù đã từng là nghệ sĩ thổi kèn nổi tiếng, có người gọi là quái kiệt, nhưng hiện nay ông... vẫn ở nhà mướn. Hết sống trên một căn gác nhỏ ở chợ Trần Hữu Trang (cổng xe lửa số 6, quận Phú Nhuận), ông lại về hẻm 128 Bàn Cờ, quận 3. Nghệ sĩ Tòng Sơn hiện đang gặp hoàn cảnh khá khó khăn. Ông lầm lũi một mình, cô đơn trong căn phòng trọ chật hẹp. Tiền thuê nhà, điện nước mỗi tháng 3,5 triệu đồng đều trông chờ vào những sô diễn của ông nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, ông đã hai lần phải nhập viện cấp cứu vì bệnh tim. Cả năm nay nằm một chỗ, đủ thứ chi phí nên số tiền dành dụm những ngày đi diễn cũng đội nón ra đi.

[box type="download"] Chương trình Một đời âm nhạc nhằm tôn vinh và gây quỹ giúp đỡ nghệ sĩ Tòng Sơn sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ, thứ Bảy, ngày 27-8 tại Nhà hát The V Show (rạp Nam Quang cũ, 147 Cách Mạng Tháng 8, quận 3, TPHCM).

Chương trình do Nhà hát The V Show tổ chức, Hồng Sơn và Khoa Nguyễn biên tập, đạo diễn Lê Việt. Với sự tham gia của các nghệ sĩ Vân Sơn, Tấn Beo, Chí Tài, Cát Phượng, Ngọc Ánh (ca sĩ hải ngoại), Quang Hà, Nguyễn Phi Hùng, Khánh Bình, Minh Luân, Vỹ Khang, Vi Thảo, Ngọc Hân, Tiến Vinh, Thu Hồng, Lâm Ngọc Huỳnh, Mai Yến Chi, quái kiệt Mai Đình Tới, quái kiệt Nguyễn Thế Vinh, Phi Long, doanh nhân Kim Yến Ngọc, nhóm Nhật Nguyệt, nhóm V Music New, nhóm Ayor, vũ đoàn Phương Việt.[/box]

Ông tâm sự: “Tôi mới trả xong tiền điện, nước tháng này nữa là hết sạch. Vừa rồi, tôi làm đơn xin vào Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM để ở ẩn luôn nhưng chắc không được giải quyết do không đủ tiêu chuẩn, tôi đang lo, không biết cuộc sống sắp tới sẽ ra sao đây”. Ông rất muốn về sống ở khu dưỡng lão dành cho nghệ sĩ để những ngày cuối đời vẫn được sống cạnh anh em nghệ sĩ. Nghe ông tâm sự mà không khỏi chạnh lòng, một đời nghệ sĩ với cây kèn vang danh trên sân khấu hàng chục năm qua.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối