Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Khám phá những món ăn, món quà cho ngày Lễ Phục sinh

(SGTT) - Hôm nay (17-4) là ngày Lễ Phục sinh, một ngày đặc biệt và ý nghĩa với những người theo đạo Thiên Chúa. Trong ngày này, mọi người thường dùng một số món ăn hay tặng cho nhau những món quà đặc trưng.

Theo đó, biên tập viên Jessica Dady thuộc chuyên trang ẩm thực - GoodtoKnow - đã đưa ra một số nhận định về những món ăn, thức quà truyền thống trong ngày này với những ý nghĩa riêng.

Trứng sô cô la

Trứng là biểu tượng cho hạnh phúc. Bắt nguồn từ sô cô là truyền thống và được tạo hình trứng để tạo nên sự mới mẻ. Năm 1905, hãng kẹo Cadbury Dairy Milk đã ra mắt dòng sô cô la tạo hình trứng thu hút được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Ngày nay, trứng sô cô la còn được các hãng kẹo cho thêm đồ chơi vào trong để thu hút đối tượng là trẻ em. Vào ngày Lễ Phục sinh, đây là sản phẩm, quà tặng không thể thiếu.

Bánh mì chữ thập - Hot cross buns

Đây là món bánh truyền thống trong ngày Lễ Phục sinh của người Anh. Loại bánh ngọt này thường có trang trí chữ thập và nguyên liệu chủ yếu là các loại hoa quả khô. Từ xưa, mọi người đã truyền miệng nhau về ý nghĩa món ăn này tượng trưng cho sự may mắn. Cụ thể, nếu chủ nhà làm món bánh này vào ngày thứ Sáu (Good Friday) và treo trong nhà bếp thì sẽ gặp may mắn trong suốt thời gian treo bánh.

Bánh trái cây - Simnel

Về nguồn gốc, món bánh này có từ thế kỷ 17, được chế biến bằng phương pháp luộc và sau đó là nướng. Đây là món bánh không thể thiếu trong Lễ Phục sinh với các thành phần, nguyên liệu như bột mì trắng, đường, bơ, trứng, trái cây, kẹo. Đặc biệt, bánh được chia thành các lớp bột hạnh nhân (ở giữa hoặc ở trên), sao cho tổng thể có 11 quả bóng được làm bằng bột.

Thịt cừu nướng

Tượng trưng cho sự an lành, thịt cừu là món ăn chính trong ngày Lễ Phục Sinh. Không chỉ cho riêng ngày này, loại thực phẩm có nhiều dinh dưỡng này còn được nhiều người ưa chuộng chế biến trong bữa ăn thường ngày hay dịp lễ khác. Ngoại thịt cừu nướng chủ đạo, bữa ăn trong ngày lễ Phục Sinh của người Serbia còn có thêm xúc xích, thịt ướp muối, pho mát dùng kèm rượu vang đỏ.

Bánh Phục sinh - Easter bread

Tùy theo mỗi quốc gia, món bánh Phục sinh sẽ có sự biến tấu đa dạng cả về nguyên liệu và cách trình bày. Ở Nga, bánh có tên kulich được làm từ trái cây khô và men đường. Tại quốc gia Bồ Đào Nha, bánh phục sinh có tên Folar da Páscoa, loại bánh có cả mặn và ngọt, nhân kèm xúc xích. Với người Ý, vào ngày lễ này họ hay dùng bánh ngọt có tên gọi là Colomba di Pasqua với tạo hình như chim bồ câu, tượng trưng cho sự may mắn. Trong khi đó, món bánh Phục sinh của người Venezuela có tên Bien me sabe gồm các lớp kem mịn, ngọt ngào.

Bánh vòng xoắn - Brezel

Ban đầu, loại bánh quy này là một món ăn nhẹ, xuất hiện vào thứ Tư Lễ Tro, dần dần nó trở thành một món bánh trong ngày Phục sinh. Bánh chỉ đơn giản làm từ bột mì, muối, nước nhưng có tạo hình độc đáo theo từng vòng xoắn ốc.

Thịt hầm nấu chín - Cooked ham

Tại một số vùng ở Bắc Âu, thịt hầm nấu chín là loại thịt thường có sẵn, vì vậy, trong dịp Phục sinh, nó cũng trở thành một món ăn không thể thiếu. Có giả thuyết, món thịt này có nguồn gốc từ Đức vào đầu thế kỷ thứ Sáu và ngày nay ở nhiều quốc gia phương Tây là còn là lựa chọn cho bữa trưa Chủ nhật Phục sinh.


Lễ Phục Sinh là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Ngày lễ thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kỳ trong khoảng cuối tháng Ba và đầu tháng Tư. Vào ngày này, có một số hoạt động diễn ra như thưởng thức món ăn truyền thống, xếp hình lá lấy về từ lễ lá...

Phúc An

Theo Good To Know

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối