Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Làm quen với ga ngầm metro

Hiện tại, ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đang được tiến hành xây dựng ở khu trung tâm quận 1, TPHCM. Các ga ngầm này nằm sâu dưới đất hàng chục mét. Để tăng tiện ích cho hành khách, những ga này có nhiều lối vào cũng như nhiều công năng khác.

Tìm ngõ vào ga ngầm

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Dương Hữu Hòa, Phó giám đốc tuyến số 1 (Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM) cho biết, nhà ga ngầm của tuyến metro này trước cửa Nhà hát TPHCM (ga Nhà hát thành phố) có chiều dài 190 m, rộng 26 m, bao gồm bốn tầng. Theo thiết kế nhà ga sẽ có năm cửa vào, cụ thể như sau: cửa số 1 và 2 nằm ở phía khách sạn Rex (góc giao của đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi). Cửa số 3 nằm trên đường Nguyễn Huệ (gần điểm giao cắt giữa đường Lê Lợi-Nguyễn Huệ), phía trước thương xá Tax. Cửa số 4 nằm ở phía Trung tâm Thương mại Vincom, mặt đường Lê Lợi và cửa số 5 cũng nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với trụ sở Công ty Du lịch Saigontourist. Hiện nay, cầu thang kết nối giữa nhà ga ngầm và Trung tâm Thương mại Vincom do chủ đầu tư tự xây dựng đã hoàn tất.

Dưới các tầng hầm nhà ga sẽ có các khu tiện ích tích hợp.
Dưới các tầng hầm nhà ga sẽ có các khu tiện ích tích hợp.

Cùng với ga Nhà hát thành phố, hai ga ngầm nữa cũng sẽ được xây dựng tại quận 1 ở khu vực trước chợ Bến Thành và khu vực Ba Son. Theo thiết kế, dự kiến nhà ga trung tâm Bến Thành sẽ có sáu lối lên xuống bằng thang cuốn và thang máy bao gồm cổng chợ Bến Thành, vòng xoay chợ Bến Thành, Trung tâm điều hành xe buýt hiện tại, tòa nhà Bitexco 2, gần quán cà phê Highland trên đường Hàm Nghi và một cửa phía đầu đường Trần Hưng Đạo.

[box type="bio"] Tuyến metro số 1 dài 19,7 km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km. Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2017 và đưa vào vận hành khai thác năm 2018. Tuy nhiên, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng và thiết kế lại nhà ga trung tâm Bến Thành để tích hợp với các tuyến metro khác của TPHCM nên đến năm 2019 mới có thể hoàn thành tuyến số 1 này và năm 2020 mới đưa vào vận hành, chậm hai năm so với kế hoạch đã duyệt.

Sau khi đưa vào sử dụng, với tốc độ chạy tàu tối đa là 80 km/giờ trong đường hầm và 110 km/giờ trên cầu, hành khách đi từ Suối Tiên vào trung tâm thành phố mất khoảng 29 phút.[/box]

Dưới hầm không chỉ có tàu

Công trường xây dựng nhà ga trước Nhà hát thành phố.  Ảnh: Anh Quân
Công trường xây dựng nhà ga trước Nhà hát thành phố. Ảnh: Anh Quân

Nhà ga trung tâm Bến Thành ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro số 1, 2, 3... còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ. Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị, việc xây dựng khu mua sắm kết hợp với nhà ga metro sẽ tận dụng không gian ngầm và mang tới các dịch vụ tiện nghi cho hành khách đi tàu. Việc khai thác trung tâm thương mại cũng mang lại lợi nhuận để bù đắp chi phí đầu tư các tuyến metro. Đây là mô hình mà các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã làm rất thành công.

Với ga Nhà hát thành phố, tầng một là phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách được trang bị các máy bán vé, cổng thu phí tự động; tầng 2 là sân ga, nơi tàu dừng, đỗ để đón trả khách; tầng 3 là trung tâm kiểm soát, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện, các ống thông gió của nhà ga; tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách.

Theo thông tin mới nhất từ Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, thiết kế nhà ga trung tâm Bến Thành đang được điều chỉnh để tích hợp với các tuyến metro còn lại. Vì vậy, dự án này chưa thể tiến hành khởi công. Ông Lê Khắc Huỳnh cho biết dự kiến cuối năm nay sẽ sơ tuyển nhà thầu, trong năm 2015 tiến hành thi công và dự kiến hoàn thành nhà ga Bến Thành vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.

Anh Quân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối