KIM AN -
Hệ thống phương tiện di chuyển trong tương lai này sẽ đưa hành khách tới tận cửa. Hiện nay cái cần trước mắt là tiền để xây dựng nó.
Khi Ollie Mikosza diễn tả về chiếc buồng Metrino, có vẻ như anh đang nói về thứ gì đó khó hiểu. Theo anh, đó là chiếc xe điện, ngoại trừ không lái được.
Chiếc buồng Metrino là đơn vị trong hệ thống giao thông cá nhân nhanh chóng mà Chính phủ Ấn Độ đang xem xét thực hiện. Trái ngược với hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông cá nhân PRT (personal rapid transit) này sử dụng đường ray có các nhánh từ trục đường chính. Mỗi buồng có thể chứa một nhóm nhỏ hành khách, đưa họ đến địa điểm chính xác. Mikosza, người phát minh ra giải pháp PRT, cho biết đây là loại xe tự lái, di chuyển trên hệ thống đường ray riêng và không bị va chạm như trên đường phố.
Những người ủng hộ PRT tin rằng hệ thống như thế này vừa có được tính tiện lợi như xe hơi cá nhân, vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng cho giao thông công cộng, tránh việc kẹt xe, mà có thể đưa người đến đúng điểm cần đến, tất cả chỉ với chi phí nhỏ. Theo Mikosza, chiếc buồng Metrino có thể vận chuyển gấp 10 lần số người so với xe điện ngầm, xe buýt, hay xe điện với cùng chi phí vận hành và xây dựng. Vì vận hành trên mặt đất, nên PRT không cần di chuyển chậm khi điều kiện thời tiết bất lợi và giao thông luôn dễ dàng. Quan trọng hơn, chúng giúp giải quyết hai vấn đề chính yếu tại thành phố lớn ngày nay đó là việc ùn tắc và nạn ô nhiễm không khí.
Năm ngoái, bang New Jersey, Mỹ thử nghiệm hệ thống PRT riêng có tên là JPods, dù việc xây dựng vẫn chưa bắt đầu vì các rào cản quy định. Mikosza nhấn mạnh rằng tất cả thành phần kỹ thuật của PRT đã được thử nghiệm và chứng minh được rằng hệ thống này có thể phát triển tốt từ bây giờ nếu các hội đồng thành phố và các nhà đầu tư thông qua.
Với lý do này, có vẻ như Ấn Độ đang tự định vị là nước đầu tiên phát triển chính thức PRT như mô hình chính cho hệ thống giao thông tại đây.
“Ấn Độ cho thấy họ có giải pháp, bởi vì họ không có nhiều tiền để phung phí như Mỹ và các nước châu Âu. Vì thế, họ có thể tiến bước lớn về công nghệ, tương tự như cách họ bỏ qua điện thoại cố định sang thẳng điện thoại di động”, Mikosza nói.
Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ cho phép tiến hành chương trình thử nghiệm. Đoạn đường mở rộng 50 km từ New Dehli tới Manesar, dọc theo con đường cao tốc đông đúc nhất nước. Sẽ có sáu trạm dừng, ba trạm cho mỗi hướng với mỗi 1 km của đường ray. Bởi chiếc buồng chỉ hạ xuống trạm khi dừng lại, nên các buồng khác trên đường ray không cần dừng tại các trạm, chúng có thể tiếp tục di chuyển. Một thực tế đơn giản là đi PRT tiện hơn so với xe điện hay tàu điện ngầm vì có thể tránh được giao thông trên đường.
Vấn đề chính hiện nay đó là các nhà đầu tư có vẻ chưa muốn tham gia. Mikosza cho biết anh vẫn còn cần đến nguồn tài chính tư nhân để thực sự kiến tạo hệ thống. Anh được Chính phủ Ấn Độ cho phép triển khai nhưng vẫn chưa có nguồn kinh phí. Mikosza cho rằng mỗi phát minh quan trọng, cho dù là điện thoại di động, máy tính cá nhân, hay máy bay, xe hơi lúc đầu đều bị đem ra làm trò cười.