Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024

Mỹ phẩm xứ Hàn đang sốt trên thế giới

KIM AN -

Doanh số bán mỹ phẩm Hàn Quốc trên toàn cầu dự đoán đạt mốc 10 tỉ đô la Mỹ vào thập niên tới. Thành công đó phần lớn nhờ vào sản phẩm của họ có nhiều thành phần làm đẹp độc đáo.

Một cửa hàng hàng đầu tại New York là TonyMoly kinh doanh nhiều mỹ phẩm Hàn Quốc, trong đó một vài sản phẩm làm từ chất nhờn của con ốc. Có loại dưỡng da mắt, nước hoa hồng, dưỡng ẩm làm từ ốc, thậm chí có cả mặt nạ “ốc cao cấp”. Michelle Kim, Trưởng phân phối TonyMoly tại Mỹ, cho biết: “Loại chất nhờn từ ốc được nhiều người biết đến là chất giúp phục hồi và tái tạo cho da.

Snails crawls on the face of a woman for the demonstration of a new beauty treatment at the beauty salon "Ci:z.Labo" in Tokyo on July 13, 2013 as the salon will start the new service from July 15. "Slime from snails helps remove old cells, heal the skin after sun burn and moisturise it," said Manami Takamura, a beauty salon employee, as she placed three gastropods on a woman's face.   AFP PHOTO / Yoshikazu TSUNO

Chất nhờn của ốc được người Hàn Quốc xem là chất dưỡng da rất tốt.

TonyMoly, Amorepacific và LG Household & Health Care là ba công ty Hàn Quốc có số lượng lớn sản phẩm làm đẹp đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Hứa hẹn đem lại làn da tổng hợp sáng ngời, cộng thêm bao bì bắt mắt đã thuyết phục các cửa hàng bán lẻ như Urban Outfitters và Target thêm dòng sản phẩm chăm sóc da lên kệ. Sephora, nhà bán lẻ mỹ phẩm tại Pháp, tung ra chiến dịch “K-beauty” vào mùa thu này ở tất cả 380 cửa hàng tại Bắc Mỹ, với quảng cáo cho “vẻ đẹp long lanh” của Hàn Quốc.

Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc, doanh số bán ra thị trường quốc tế của mỹ phẩm Hàn Quốc tăng 66% vào năm nay, đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc dự đoán con số này sẽ nhảy lên 10 tỉ đô la trong 5-10 năm tới. Nhu cầu nhiều nhất đến từ Trung Quốc nên ngành mỹ phẩm Hàn Quốc đã tạo một vài nhãn hiệu đặc biệt cho riêng thị trường này. Alicia Yoon, Tổng giám đốc điều hành của Peach & Lily, cửa hàng bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại New York, chuyên bán sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc, cho biết: “Không một ai thực sự sử dụng mỡ ngựa tại Hàn Quốc nhưng ở Trung Quốc mọi người lại thích nó".

[box type="download"] Tại Hàn Quốc có rất nhiều trại nuôi ốc, với quang cảnh thiên nhiên, nhiều cây cối. Các trại ốc này có hàng triệu con ốc, được cho ăn lá trà xanh, được nghe nhạc để chúng cho ra nhiều chất nhờn hơn. Bác sĩ da liễu Whitney Bowe cho biết thành phần như chất nhờn ốc không đơn giản chỉ là cái cớ để thu hút sự chú ý mà chất nhờn này thực sự có thể làm cho da săn chắc, dưỡng ẩm, giảm nếp nhăn và còn nhiều lợi ích khác. Sữa lừa là một thành phần phổ biến khác trong các sản phẩm dưỡng da của Hàn Quốc, do người Hàn tin rằng thời Ai Cập cổ đại, nữ hoàng Cleopatra tắm bằng sữa lừa.[/box]

Tại Hàn Quốc, thời gian chăm sóc da của phụ nữ chiếm tới gần một giờ đồng hồ một ngày, bao gồm 4-20 bước chăm sóc, với mỗi loại sản phẩm cho mỗi bước. Ngoài loại nhớt từ ốc, một vài sản phẩm có thành phần khác thường như sữa lạc đà, nọc ong, chiết xuất từ sao biển. Yoon cho biết thêm: “Hàn Quốc có truyền thống chăm sóc làn da từ hàng ngàn năm qua”.

Các tạp chí thời trang của Mỹ và các blogger tư vấn về sắc đẹp là nguyên nhân lớn đẩy nhu cầu tăng tại Mỹ. Theo dữ liệu của tổ chức Dịch vụ thương mại Mỹ, doanh số bán mỹ phẩm Hàn Quốc đạt 154,1 triệu đô la vào năm ngoái, gần như tăng gấp năm lần kể từ năm 2005. Ấn tượng về mỹ phẩm Hàn Quốc tăng trở lại tại Mỹ từ năm 2012, sau khi Sephora giới thiệu loại nhựa thơm làm đẹp từ Dr. Jart+ của Hàn Quốc. Các blogger về sắc đẹp ấn tượng với loại kem BB Cream, từ đó hình thành nhu cầu về sản phẩm từ Hàn Quốc nhiều hơn.

TonyMoly có trụ sở tại Seoul, hồi năm 1994 là công ty về bao bì. Từ năm 2006, công ty trở thành nơi phân phối sản phẩm làm đẹp và hiện đã có hơn 600 cửa hàng tại Hàn Quốc. Kim nói: “Đơn giản giống như Starbucks, tại mỗi góc phố, đều có TonyMoly”.

Năm 2013, Urban Outfitters tung ra một sản phẩm trông kỳ quặc của TonyMoly tại Mỹ, đó là loại son dưỡng môi có hình dáng đôi môi đỏ giá 10 đô la và loại phun sương trên mặt trong chai có hình dáng như chú thỏ có giá 15 đô la. TonyMoly mở cửa hàng đầu tiên tại New York vào tháng 6 vừa qua và một nửa khách hàng tại đây không phải là người châu Á.

 

Nhiều người Hàn Quốc quay sang sử dụng loại mặt nạ bằng cotton, gel hay cao su được cắt sẵn chừa mắt mũi miệng, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng cho mặt. Các sản phẩm có giá từ 4 đô la đến 20 đô la. Kim nói: “Bạn có thể đắp mặt nạ trong lúc làm việc nhà hay coi ti vi. Bạn giống như nhân vật trong phim kinh dị nhưng chẳng ai quan tâm, miễn là sáng ngày mai, bạn sẽ trông rất đẹp”.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối