Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Nên làm gì để phòng chống bệnh bạch hầu?

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi và những người chưa có miễn dịch với bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp dưới dây.

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. Hiện nay, vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi. Đến nay, căn cứ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và theo xu hướng quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13-6-2024 trong đó bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

Hiện tại Việt Nam đã triển khai tiêm 5 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi, lịch tiêm này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới để tạo miễn dịch lâu dài, đảm bảo mức độ miễn dịch cơ bản cần thiết cho trẻ em ở Việt Nam trong các độ tuổi quan trọng. Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới, việc bổ sung liều vắc xin cần dựa trên tình hình dịch tễ học cụ thể của từng quốc gia và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu hiện ở mức thấp và hệ thống y tế có thể kiểm soát được các ca bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối