(SGTTO) - Hòa giải viên thương mại là khái niệm mới ở Việt Nam, đó là những người chuyên hòa giải các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
Những câu chuyện thường ngày ở nông thôn như cây chuối nhà ông A trồng nhưng nải chuối lại ngả sang nhà ông B, có khi cũng gây tranh chấp. Và khi đó, nếu hai bên không giải quyết được thì cần đến các hòa giải viên ở cơ sở làng xã.
Nếu nói đến hòa giải viên các vấn đề xã hội, gia đình… như vậy thì ở Việt Nam rất nhiều, có đến 121.251 tổ hòa giải và 628.530 hoà giải viên (con số từ năm 2012 của Bộ Tư pháp).
Nhưng hòa giải viên thương mại thì khác. Hiểu nôm na, họ là hòa giải viên cho các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
Theo luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), hiện Việt Nam có cơ quan được cấp phép hòa giải thương mại, trong đó có VMC.
Thành lập tháng 5/2018 với con số ban đầu là 11 hòa giải viên Việt Nam, đến nay, VMC đã có 51 hòa giải viên (bao gồm 38 người Việt Nam và 13 người nước ngoài). Sau một năm hoạt động, VMC đã đón nhận hòa giải 5 vụ tranh chấp xây dựng với trị giá tranh chấp lên tới 935,5 tỉ đồng, trong đó một vụ đã hòa giải thành công và bốn vụ đang trong quá trình tiến hành.
Ngoài hòa giải viên thương mại ở 6 cơ quan trên còn có hòa giải viên thương mại vụ việc (khoảng 80 người trên cả nước). Sự khác nhau giữa hai khái niệm này nằm ở chỗ: các bên muốn hòa giải muốn tiếp cận trực tiếp hòa giải viên nhờ nhân vật này hòa giải thì đó là hòa giải viên vụ việc. Còn “khách hàng” muốn tiếp cận với tổ chức hòa giải, rồi tổ chức chọn hòa giải viên thì đó là hòa giải viên thương mại thuần túy.
Luật sư Phan Trọng Đạt, Phó Tổng Thư ký của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), chia sẻ với Sài Gòn Tiếp thị Online rằng phí dịch vụ hòa giải của tổ chức hòa giải thường sẽ cao hơn so với phí trả hòa giải viên vụ việc. Hòa giải thương mại có nhiều lợi ích nhưng rất ít doanh nghiệp Việt Nam biết đến. Thứ nhất là giảm chi phí chung cho xã hội, giảm áp lực cho toàn án. Bên cạnh đó, hòa giải là bí mật vì không doanh nghiệp nào muốn xã hội biết rằng công ty của mình đang có vấn đề. Tiếp đó, hòa giải diễn ra nhanh chóng và chi phí thấp.
Tuy nhiên, khi “khách hàng” tìm đến tổ chức hòa giải, như VMC chẳng hạn, thì VMC sẽ có cách để lựa chọn hòa giải viên nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các hòa giải viên.
Quy trình chọn hòa giải viên cho các vụ hòa giải tại VMC
Theo dự thảo của VMC, nếu các bên tranh chấp không tự thỏa thuận được về việc lựa chọn hòa giải viên thì Ban thư ký VMC sẽ trực tiếp chỉ định hòa giải viên.
Thư ký VMC sẽ cung cấp dánh ách hòa giải viên của VMC cho các bên tham khảo trong giai đoạn bắt đầu thủ tục hòa giải tại VMC. Thư ký VMC sẽ tìm hiểu các bên thông tin về quốc tích các bên tranh cháp, lĩnh vực tranhc hấp, ngôn ngữ các bên tranh chấp, địa điểm dự kiến tổ chức các phiên hòa giải, thời gian các bên kỳ vong phiên hòa giải có thể được tổ chức và các yếu tố liên quan.
Dựa trên thông tin các bên cung cấp, thư ký VMC sẽ tiến hành rà soát danh sách hòa giải viên của VMC và cung áp danh sác các ứng viên phù hợp với các tiêu chí các bên đưa ra để xem xét lựa chọn… và các bước tiếp theo để đảm bảo tìm ra hòa giải viên phù hợp và tính công bằng, minh bạch, hiệu quả trong việc chọn lựa hòa giải viên.
Đỗ Lan