Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hôm nay đã cảnh báo hiện tượng nhiều người tiêu dùng mang nợ hàng chục triệu đồng bởi các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp thẻ SIM đang sử dụng lên thẻ SIM 4G để lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM điện thoại, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người tiêu dùng.
Trong thời gian gần đây, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 và hệ thống tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) đã tiếp nhận các cuộc gọi, đơn thư phản ánh của người tiêu dùng cho hay đã bị nhân viên giả danh các nhà mạng Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile gọi điện thoại, nhắn tin hướng dẫn họ nâng cấp thẻ SIM 3G thành 4G và nhiều người trong số này đã nhằm lừa đảo, bị mất thẻ SIM, dùng thông tin thẻ tín dụng của họ để thanh toán trực tuyến đến cả chục triệu đồng.
Những kẻ mạo danh này giải thích vì hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19 nên hãng đã cho phép việc nâng cấp thẻ sẽ được thực hiện qua sự hướng dẫn từ xa của nhân viên và hoàn toàn miễn phí.
Người tiêu dùng cả tin sẽ làm theo hướng dẫn cú pháp nhắn tin đó để đổi SIM 4G. Hậu quả là ngay sau đó thẻ SIM điện thoại của người tiêu dùng bị mất tín hiệu và bị vô hiệu hóa, không thể sử dụng được nữa. Nhiều nạn nhân còn ghi nhận giao dịch thẻ tín dụng phát sinh cho các đơn hàng trực tuyến trị giá hàng chục triệu đồng được thông báo qua e-mail nhưng họ không hề mua.
Theo thống kê của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, chiêu thức lừa đảo này hiện đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Số tiền bị chiếm đoạt có khi có khi lên tới gần 50 triệu đồng.
Vì vậy, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng khi nhận được tin nhắn hay thư điện tử có chứa đường dẫn lạ, người tiêu dùng không nên vội vàng truy cập hoặc nhấp vào đường dẫn đó. Đối tượng lừa đảo thường tạo ra các trang web có tên miền gần giống với tên trang web của các doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín nhằm cố ý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cần tìm hiểu thêm thông tin trên trang web chính thức của các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức tín dụng, ngân hàng… thông qua các công cụ tìm kiếm của bên thứ ba như Google, Bing…, sử dụng các thông tin liên lạc (chẳng hạn, gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng; đường dây nóng…) được cung cấp trên trang web chính thức đó để kiểm chứng, xác thực thông tin.
Song song đó, người tiêu dùng nên tăng cường bảo mật cho thẻ SIM điện thoại đồng thời, dùng thêm các phương thức xác thực mới, an toàn cho giao dịch tài chính, tín dụng, ví điện tử… Trong trường hợp phát hiện thẻ SIM trên máy điện thoại bị vô hiệu hóa, nghi ngờ bị chiếm đoạt quyền kiểm soát, người tiêu dùng nên liên hệ ngay với tổng đài của nhà mạng để yêu cầu khóa thẻ SIM để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Vũ Yến
Theo Kinh tế Sài Gòn Online