(SGTTO) – Diễn ra chủ yếu vào hai ngày 16 và 17-9, lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt đã thu hút nhiều người dân đến tham gia cúng bái tại Khu di tích lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TPHCM).
Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức với các hoạt động như cúng tiên thường, cúng chánh giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn; tế tiền hiền – hậu hiền – anh hùng liệt sĩ; hát bội các tuồng như “Lê Công kỳ án”, “Tiết Nhơn Quý chinh Đông”, “San hậu I – II – III”… Đặc biệt, đây còn là sự kiện đánh dấu việc đoạn đường nối từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu chính thức được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt cũng như hoàn thiện việc trùng tu lại hàng rào xung quanh khu vực di tích.
Khách mời cùng người dân đến Khu di tích lịch sử cấp quốc gia lăng Lê Văn Duyệt để tham gia lễ giỗ lần thứ 188 Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2020). Ảnh: Thuý An
Trống tế lễ được đánh trong thời gian thực hiện nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn. Ảnh: Hân Phan
Cúng chánh giỗ trong chánh điện và và giới hạn số lượng người tham gia để đảm bảo tính trang nghiêm cho nghi thức. Ảnh: Hân Phan
Cúng chánh giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn được thực hiện trong chánh điện. Ảnh: Thuý An
Phần lớn người được tham gia lễ cúng là hậu duệ của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt và khách mời. Ảnh: Thuý An
Nghi thức tế lễ kiểu cung đình triều Nguyễn được thực hiện và giám sát bởi ban quý tế và được duy trì dưới hình thức cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Ảnh: Thuý An
Là vị quan nhất phẩm của triều Nguyễn, các nghi thức cúng Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt được thực hiện theo nghi thức tiểu cung đình triều Nguyễn dành cho quan lại, thấp hơn so với nghi thức Cung đình triều Nguyễn vốn dành cho vua chúa. Hai nghi thức cúng này được phân biệt ở ba điểm: lễ vật, số lượng người phục vụ nghi thức và số nhạc. Ảnh: Thuý An
Cúng theo nghi thức cung đình triều Nguyễn yêu cầu lễ vật quý giá như lụa là, ngọc; số lượng lễ sinh, đào thài lên tới 64 người và “bát âm”. Trong khi đó, cúng tiểu cung đình triều Nguyễn yêu cầu lễ vật có phần đơn giản hơn; 8 hoặc 6 lễ sinh, đào thài và “ngũ âm”. Ảnh: Thuý An
Người dân và khánh mời chiêm bái bên trong khu vực chánh điện. Ảnh: Thuý An
Người tham dự xem hát bội tại lễ giỗ. Clip: Hân Phan
Bên cạnh thực hiện thờ cúng, khách tham quan còn được thưởng thức những tuồng hát bội được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ giàu kinh nghiệm. Ảnh: Thuý An
Biểu diễn tuồng “Tiết Nhơn Quý chinh Đông”. Ảnh: Thuý An
Một nghi thức trong lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt. Clip: Hân Phan
Ngày 16-9, đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu dài gần 1km đã được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt.
Thuý An