Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024

Những loại lẩu miền Tây dùng chung với hoa điên điển níu chân thực khách

(SGTTO) - Là loại cây mọc nhiều ở vùng đất miền Tây Nam bộ mùa nước nổi nên không khó hiểu khi thời gian này, về "vùng đất chín rồng", bạn dễ dàng được thưởng thức hàng loạt món lẩu có hoa điên điển.

Lẩu cá lóc nấu bần
Bần là một trong những loại cây có mặt nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra cách sử dụng mọi thành phần của loại cây này, trong đó, phần trái thường dùng trong nấu ăn nhờ vị chua thanh đặc trưng.
Có sự tham gia của trái bần nên món lẩu có vị chua nhẹ kèm sự thanh mát. Hoa điên điển như một loại "rau" khiến lẩu có vị nét rất riêng.
Lẩu ốc
Món này có thành phần khá đơn giản gồm ốc, nước dừa tươi dùng làm nước lẩu và các loại rau.
Điều thú vị là dù không có bất kỳ gia vị mạnh nào trong nước lẩu nhưng khi thưởng thức, nước dùng vẫn có vị ngọt, thanh,dễ chịu chứ không có mùi tanh, mùi bùn của ốc.
Lẩu bông điên điển cá linh
Là một trong những đặc sản mọi du khách được khuyến khích thưởng thức khi đến vùng đất chín rồng mùa nước nổi.
Món ăn có sự hòa quyện của các loại rau, cá, nước dùng song ấn tượng nhất, phải kể đến vị đắng nhẹ của ruột cá và hoa điên điển.
Lẩu cá dồ (cá tra)
Món này vừa tương tự lẩu mắm ở sự tham gia của mắm cá linh trong nước lẩu vừa tương tự cá lóc hấp bầu - những miếng bầu non cắt lớn được cho thẳng vào nước dùng.
Lẩu cá tra thanh mát với nhiều rau, béo của cá cùng vị nhẫn đặc trưng của hoa điên điển.

Bài và ảnh: Lâm Khải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối