Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Phân phối mất cân đối, 150 triệu liều vắc-xin nằm kho dù thế giới đang cần

Mỹ, EU và các nước sản xuất và xuất khẩu vắc-xin dư thừa hơn 150 triệu liều, trong khi tình trạng thiếu hụt và khan hiếm khiến các chiến dịch tiêm chủng đại trà ở nhiều nước châu Á chựng lại. Để đạt miễn dịch cộng đồng, thế giới cần thêm ít nhất 7,2 tỉ liều vắc-xin và nếu cần tiêm mũi tăng cường thứ ba, thế giới thiếu đến 12,6 tỉ liều - khảo sát của Nikkei và Financial Time ước đoán.
Tình trạng mất cân đối nguồn cung, thiếu hụt vắc-xin đang trầm trọng trên thế giới. Tính đến ngày 15-7, số liều đã tiêm là 3,5 tỉ liều. Đồ họa: Nikkei Asia / Reuters

Nguồn cung mất cân đối

Tình trạng mất cân đối nguồn cung vắc-xin đang trở nên trầm trọng trên thế giới. Các chuyên gia đang thúc giục hình thành một cơ chế mà trong đó các nước có nguồn cung vaccine thặng dư cần nhanh chóng giúp đỡ những quốc gia đang cần kíp.

Họ nhận định rằng cơ chế này không thể thiếu để thúc đẩy một chiến lược tiêm chủng toàn cầu có tác dụng mở cửa trở lại các nền kinh tế và giúp hồi phục nhanh ở mức độ toàn cầu.

Mỹ đã quyên tặng 46 triệu liều cho các nước đang phát triển và các quốc gia khác và số này tách biệt khỏi các nguồn cung vaccine trong nước, theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

Hàn Quốc đã đạt được hợp đồng trao đổi với Israel để “mượn đỡ” vắc-xin khi cần. Tuy nhiên, số lượng liều vắc-xin cần thiết theo các hợp đồng như thế này hay tương tự vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của các nước lúc này.

Tình trạng mất cân đối nguồn cung vắc-xin tiếp tục bởi sản xuất của hãng dược không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại – theo nhận định của ông Anthony McDonnel từ Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington tập trung giải quyết các vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng toàn cầu.

Một vài quốc gia đang xem xét “mũi tiêm tăng cường” hay mũi tiêm thứ ba. Điều này tiếp tục gây quan ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tình trạng mất cân đối nguồn cung hay thiếu vắc-xin dự sẵn tiếp tục trở nên trầm trọng nếu thế giới không đạt được sự hợp tác và phân phối nhịp nhàng.

Nikkei đã khảo sát nguồn vaccine đang trữ và số liều đã tiêm ở 33 quốc gia có sẵn các dữ liệu này, bao gồm Mỹ, châu Âu và Ấn Độ để tìm hiểu về kho dự trữ vắc-xin. Tại Mỹ, 390 triệu liều đã được chuyển đến các điểm tiêm của liên bang và các tiểu bang.

Hiện đã có 340 liệu đã được tiêm và số vắc-xin dư dôi là 50 triệu liều. Dựa vào số liều tiêm trung bình mỗi ngày trong thời gian gần đây, Nikkei ước đoán Mỹ còn đủ liều vắc-xin tiêm trong 100 ngày tới.

Tại các nước châu Âu, trừ nước Anh ra, tổng cộng còn 80 triệu liều hoặc lượng tiêm trong 25 ngày chưa được sử dụng, gồm 14,7 triệu liều ở Đức và 10,6 triệu liều ở Pháp.

Tiêm chủng đại trà đang chững lại

Nhiều nước dẫn đầu trong chiến dịch tiêm chủng, chẳng hạn ở các nước đã sản xuất được vắc-xin, đã khựng lại trong tiến độ triển khai tiêm chủng trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng với 70% dân số đã tiêm đủ hai liều.

Tỉ lệ tăng số đã tiêm vắc-xin đã dừng lại ở con số 60% ở Israel, trong khi tỉ lệ này xoay quanh 50% ở Mỹ và Anh. Các kho trữ vắc-xin châu Âu đã tăng hàng tồn đến 70% trong tháng rồi bởi số người e ngại tác dụng phụ của vắc-xin ngày một tăng.

Nghịch lý đang tồn tại ở một vài nơi, khi họ có năng lực sản xuất vắc-xin nhưng lại rơi vào tình trạng khủng hoảng. Chẳng hạn, Ấn Độ - đất nước sản xuất vắc-xin AstraZeneca - đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu từ tháng 3 rồi sau khi tỉ lệ tăng nhiễm tăng vọt ở nước này. Hệ quả là các kho trữ vắc-xin còn dư 20 triệu liều, giúp bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt.

Nhưng ngược lại, tại Hàn Quốc - nơi hãng dược AstraZeneca cũng có nhà máy sản xuất - số người tiêm vắc-xin trung bình mỗi ngày đã giảm từ 800.000 thời gian đầu tháng 6 xuống còn 100.000 người trong vài ngày qua.

Nikkei Asia giải thích rằng trường hợp này phản ánh Hàn Quốc đã không thể xác định được số lượng sản xuất và các nơi cần phân phối. Tuy nhiên, tờ Korea Times lại chỉ ra tình trạng trục trặc của hệ thống dữ liệu đăng ký tiêm vắc-xin ở nước này.

Tình hình càng nghiêm trọng hơn ở các nước châu Á và châu Phi vốn phụ thuộc vào nguồn vắc-xin ngoại nhập. Chiến dịch tiêm chủng đại trà ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines đang tạm hoãn hoặc giảm tốc độ lại do thiếu hụt nguồn cung.

Lượng vắc-xin dư thừa tại Mỹ, Canda, châu Âu và Ấn Độ. Đồ họa: Nikkei Asia

Chỉ đi được 1/5 đoạn đường

Các nước có nguồn vaccine dư thừa có thể mang tâm lý “trữ sẵn” cho số dân chưa tiêm để phòng ngừa chủng Delta làm dịch lan rộng. Anh và Israel đang chuẩn bị cho đợt tiêm mũi tăng cường. Một vài nước đã sử dụng vắc-xin của Trung Quốc cho mũi tiêm đầu tiên đang chuẩn bị dùng vắc-xin AstraZeneca và Pfizer hay Moderna làm mũi tiêm thứ hai.

Hiện số liều vắc-xin đã tiêm trên thế giới là 3,5 tỉ liều tính đến ngày 15-7 vừa rồi - theo số liệu tổng hợp do Nikkei và Financial Times thực hiện.

Trong đó, số liều vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc chiếm đến 2,9 tỉ liều, các hãng dược phương Tây chỉ góp được 600 triệu liều - theo số liệu của Reuters. Để thế giới đạt mức miễn dịch cộng đồng, cần có thêm 7,2 tỉ liều nếu chọn vắc-xin tiêm hai liều.

Nếu chủng Delta càng lan rộng và liều thứ ba là cần thiết, thế giới cần đến 12,6 tỉ liều - tương đương gần 4 lần số liều đã tiêm. Có nghĩa là nhân loại chỉ mới đi được 1/5 đoạn đường để đạt đạt miễn dịch cộng đồng trên toàn cầu.

Và con đường còn lại càng gập ghềnh hơn nếu chưa có vắc-xin thích hợp để “trị” chủng Delta. Cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19 càng chông gai nếu các chiến dịch vắc-xin triển khai chậm và khi chủng mới có thể xuất hiện.

Ricky Hồ

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối