Kim Duyên-
Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong suốt cuộc đời. Bệnh bướu cổ đang có nguy cơ gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bệnh bướu cổ nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày bằng cách nêm nếm với muối, hạt nêm có bổ sung i-ốt sẽ giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả.
Bệnh bướu cổ - vấn đề sức khỏe cộng đồng
Theo GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng, bệnh bướu cổ còn có nhiều tên gọi khác như bệnh Basedow, bệnh cường giáp, bướu tim, bướu độc. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sụt cân nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh, tính tình nóng nảy, khó ngủ.
Bướu cổ là bệnh do sự tăng kích thước của tuyến giáp gây nên. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone giáp hết sức cần cho con người, nằm trước cổ, ngay dưới trái cổ, thường thì không thấy được. Lượng hormone giáp được tuyến yên nằm ở đáy não điều khiển, nó tiết ra một chất gọi là nội tiết kích giáp TSH. Nếu quá nhiều hormone T3, T4 được sản xuất thì gọi là cường giáp. Không đủ hormone là suy giáp, người thấy bải hoải, mệt mỏi và lên cân.
Có nhiều loại bướu lớn lên trong tuyến giáp. Phần lớn các bướu thuộc loại lành. Vì tuyến giáp nằm sát da nên khi có sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước thì người bệnh hoặc bác sĩ rất dễ thấy. Bác sĩ gọi tuyến giáp lớn hơn bình thường là bướu tuyến giáp, gọi tắt là bướu giáp, người dân gọi là bướu cổ. Còn có tên gọi khác là phình giáp, vì tuyến này chỉ phình ra chứ không phải cục u, cục bướu. Khi nói chuyện, uống nước hoặc chỉ nuốt nước miếng mà bướu trước cổ chạy lên chạy xuống dưới trái cổ thì đó là bướu giáp. Khi nguyên cả tuyến giáp lớn đều thì gọi là phình giáp lan tỏa. Cả tuyến phình lớn nhưng có chứa một hoặc vài cục, vài hột gọi là bướu giáp dạng hạt hay nhân.
Hiện nay, không chỉ có người dân vùng sâu vùng xa bị thiếu hụt i-ốt dẫn tới bướu cổ mà ngay cả người dân ở các đô thị lớn cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này khi số người mắc có chiều hướng gia tăng. Sau khi việc sử dụng muối i-ốt chỉ mang tính tự nguyện thì tỷ lệ trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng lên 9,8%. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho biết, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng và cần can thiệp về chính sách theo khuyến cáo của UNICEF. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, mỗi ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bướu cổ. Nhìn chung bệnh bướu cổ đang có xu hướng tăng và chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân.
Theo các bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, loại hạt nêm bổ sung i-ốt không chỉ giúp món ăn đậm đà thơm ngon mà còn giúp phòng tránh bệnh bướu cổ, bảo vệ sức khỏe gia đình.
Phòng tránh bướu cổ cho gia đình
Nói đến bướu cổ, nguyên nhân hàng đầu chính là tình trạng thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống thiếu i-ốt dài ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, sẽ khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.
Các bác sĩ cho biết để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày. Trước đây, các bà nội trợ thường được khuyến cáo sử dụng muối bổ sung i-ốt. Gần đây, khi cuộc sống ngày càng phát triển, mọi người ưa dùng hạt nêm thay cho muối trong chế biến thức ăn để làm tăng khẩu vị món ăn, tiện lợi trong sử dụng vì không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác và đa dạng mùi vị. Tuy nhiên, để phòng chống bướu cổ và các các rối loạn do thiết hụt i-ốt gây ra, các bà nội trợ cần lưu ý lựa chọn hạt nêm có bổ sung i-ốt.
Theo các bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, thị trường hiện có loại hạt nêm bổ sung i-ốt như một giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Chẳng hạn sản phẩm hạt nêm 3 Miền đã ứng dụng thành công công thức và quy trình công nghệ từ kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng”, do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan làm chủ nhiệm (Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM). Nhóm nghiên cứu được tặng bằng khen vì đã đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, sản phẩm hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt cũng được TS. Friday Nwaigwe, Trưởng chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam, đánh giá cao.