Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

SGTT số 35 – 2019: Du lịch là phải xanh

(SGTTO) – Rác thải, nhất là rác thải nhựa tràn ngập không chỉ phiền lòng du khách mà là một mối lo dai dẳng của du lịch Việt Nam. Thói quen xả rác, những bất cập trong hệ thống xử lý rác dần khiến nhiều địa điểm du lịch kém sức hút, du khách không muốn quay lại.

Sài Gòn Tiếp Thị số 35, ra ngày 29-8-2019 sẽ cùng bạn đọc nhìn lại hiện trạng rác du lịch tại Việt Nam, cũng như phản ánh tín hiệu vui về xu hướng du lịch bền vững, thân thiện môi trường của phía cung cấp dịch vụ lẫn du khách.

Cụ thể, Sài Gòn Tiếp Thị số 35 có những thông tin đáng quan tâm sau:

Du lịch là phải xanh: Xu hướng du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang dần phát triển. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, khách du lịch yêu cầu đối tác phải cung cấp dịch vụ theo hướng tránh tác động đến tự nhiên.

Còn rác thải đừng nói đến bền vững: Môi trường và trải nghiệm của du khách đang bị ảnh hưởng bởi nước thải, rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa tại các điểm du lịch, bãi biển. Nhiều người còn gọi đây là “vấn nạn”, cần phải giải quyết nhanh nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch.

Nghỉ dưỡng thiên nhiên: Khách sạn đi trước, Du khách theo sau: Ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng (resort) và du khách chung tay bảo vệ môi trường, từ những hành động giản đơn như tiết kiệm điện, nước trong phòng ngủ, sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, cùng trồng rau...

Một số địa chỉ khó bỏ qua: Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu bạn đọc một số resort có thiết kế thân thiện môi trường tại Việt Nam, giúp du khách không chỉ tận hưởng dịch vụ tiện nghi mà còn được trở về với thiên nhiên.

Để không chỉ là phong trào: Thời gian gần đây, phong trào hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần gia tăng khi một số cơ quan, công ty quyết định hạn chế sử dụng các loại chai nhựa dùng một lần, một số quán bán cà phê chuyển sang dùng uống hút giấy, ống hút cỏ thay vì ống hút nhựa dù vẫn dùng ly nhựa để bán cà phê cho khách mang đi. Ở một khía cạnh nào đó, theo tôi, chúng ta cần ủng hộ cách làm này.

Sức sống mới từ... đồ cũ tái chế: Từ những món đồ cũ tưởng chừng không dùng đến, người dùng chỉ cần thêm chút sáng tạo và sự khéo léo là có thể biến thành vật dụng nội thất trang trí trong nhà, qua đó, làm mới hơn cho không gian sống cũng như tạo phong cách riêng của chủ nhà. Đây cũng là một phần của lối sống xanh, tận dụng nguồn tài nguyên hiện nay.

Những cửa hàng khuyến khích hạn chế túi nylon: Nhiều thương hiệu thuộc các lĩnh vực khác nhau như ăn uống, thời trang, hàng tiêu dùng có những ưu đãi để khuyến khích khách hàng mang theo túi đựng đồ thay vì sử dụng túi nylon của cửa hàng.

Làm du lịch khéo như người Thái: Theo báo cáo của Cục Hội nghị và Triển lãm Thái Lan, trong năm 2018, đất nước này đón tổng cộng 1,2 triệu du khách MICE nước ngoài, đóng góp 5,78 tỉ đô la Mỹ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 763,4 triệu đô la Mỹ tiền thuế.

Vật dụng nhà bếp dùng nhiều lần: Công việc nội trợ, nấu nướng khiến chị em phải cần đến các sản phẩm được làm từ nhựa dùng một lần như túi nylon, màng bọc thực phẩm… Thị trường dụng cụ, vật dụng nhà bếp hiện có nhiều loại sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần, qua đó, góp phần bảo vệ môi trường tốt đẹp hơn.

Ngành môi trường ở đại học: chỉ mới là nhập môn: Không ít sinh viên học ngành môi trường gặp khó khăn trong việc xác định con đường sự nghiệp sau khi ra trường. Một phần bởi môi trường là ngành rộng lớn, cần kiến thức chuyên sâu và liên quan tới nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, Sài Gòn Tiếp Thị số này còn có nhiều nội dung thú vị khác như:

Dinh dưỡng trong thể thao: Hiểu sao cho đúng?: Dinh dưỡng trong thể thao không đơn thuần là ăn gì, uống gì mà ở đó, người tham gia tập luyện, thi đấu dù ở cấp độ phong trào hay chuyên nghiệp cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bổ sung đủ chất và lượng cho cơ thể. Đó cũng là cách duy trì một nền tảng thể lực ổn định, hoặc xa hơn là hướng đến thành tích tốt trong những cuộc thi đấu.

Cùng nhau, đi xa hơn: Nhìn anh Vũ Tiến Thập với vẻ ngoài nghệ sĩ, mái tóc bồng và bộ quần áo đũi, ít ai ngờ anh là một doanh nhân yêu thể thao đến cuồng nhiệt. Yêu thể thao với anh Thập không chỉ là cổ vũ cho đội bóng trên sân cỏ mà tình yêu đó còn hiện hữu trong mỗi công việc anh đang làm.

Lồng đèn truyền thống – còn hàng, còn làm: Khu lồng đèn truyền thống Phú Bình, quận 11, TPHCM sau nhiều năm trở lại nay khác quá nhiều. Nếu như ngày xưa những hộ dân theo nghề nhiều bao nhiêu thì nay việc đi tìm một cơ sở còn làm lồng đèn truyền thống khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ cách đây mấy năm, các con hẻm gần như giống nhau vì đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân ngồi làm lồng đèn, đặc biệt là vào mùa trung thu.

Áo khoác giao mùa phong cách và tiện dụng: Thường mỗi khi giao mùa là chúng ta lại bối rối vì không biết mặc gì để không bị... lệch pha với thời tiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối