Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024

SGTT số 41 – 2019: Thực phẩm nhập khẩu – Mua dễ, ăn không dễ

(SGTTO) - Bước chân vào các siêu thị và cửa hàng, người tiêu dùng hiện nay có nhiều lựa chọn với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu như thịt bò, thịt gà, các loại trái cây… Từ các số liệu, có thể thấy Việt Nam đang là điểm đến của nhiều loại thực phẩm nhập khẩu.

Những loại thực phẩm nhập khẩu đang được ưa chuộng hiện nay; các địa điểm bán thực phẩm nhập khẩu uy tín; giá thành chung và cách ăn sao để tốt cho sức khỏe... là những thông tin được chuyển tải ở báo Sài Gòn Tiếp Thị số 41, ra ngày 10-10-2019.

Cụ thể, Sài Gòn Tiếp Thị số này có những thông tin hữu ích như sau:

Đa dạng nguồn thịt heo nhập khẩu: Bên cạnh việc chủ động nguồn cung thịt heo trong nước, một số đơn vị nhập khẩu cũng tăng cường nhập khẩu thịt heo từ các nước như Brazil, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha… để làm phong phú nguồn thịt.

Trái cây Nhật Bản, Đài Loan được ưa chuộng: Một số người nói rằng ở Việt Nam nhưng có thể dùng hầu hết các loại trái cây của các nước khác. Quả không sai vì thị trường trái cây nhập khẩu thời gian gần đây xuất hiện nhiều loại mới lạ từ nhiều nước trên thế giới.

Dễ như mua hải sản ngoại: Những năm gần đây, do giá cả và sự đa dạng của các loại hải sản nhập khẩu, cùng với nhu cầu ăn uống tại nhà, việc mua hải sản về nhà chế biến trở nên phổ biến. TPHCM có một số hệ thống chuyên kinh doanh những loại hải sản ngoại cả sỉ và lẻ.

Bổ sung dinh dưỡng từ bánh ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều nhóm chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vì thế, các nhà sản xuất thực phẩm đã giới thiệu ra thị trường nhiều loại bánh ngũ cốc có thành phần chính được làm từ yến mạch, lúa mạch hoặc các loại hạt dinh dưỡng.

Thịt đỏ hay trắng, ăn phải đúng cách: Thịt đỏ và thịt trắng có nhiều chất đạm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi vấn đề an toàn thực phẩm được đặt ra, nhiều cư dân đô thị băn khoăn với chuyện liệu ăn thịt đỏ hay thịt trắng có lợi hay có hại và làm sao để được an toàn.

Ngoài ra, Sài Gòn Tiếp Thị số này với chuyên trang thương mại điện tử có những thông tin sau:

TMĐT - Những công nghệ phải có ở thời 4.0: Các doanh nghiệp TMĐT châu Á cũng đang trong cuộc chạy đua đầu tư công nghệ để phát triển kinh doanh và tránh không bị tụt hậu ở thời công nghiệp 4.0. Giọng nói được xem là giao diện ưa thích đối với người mua sắm mới, một phần vì tính dễ sử dụng và không đòi hỏi phải biết chữ.

Công nghệ mới vào bộ máy bán hàng: Nhờ sự hiện diện của công nghệ mà TMĐT với xuất phát điểm từ những trang web kinh doanh hàng trực tuyến đơn giản với một vài mặt hàng hay dịch vụ ban đầu đã trở thành một hệ sinh thái dịch vụ đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng.Thực tế cho thấy, mức đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp TMĐT nhiều hơn sau mỗi năm, nổi bật nhất là ở khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Tăng sức mạnh kết nối online và offline: Những công nghệ như robot, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, blockchain… ngày càng phổ biến trong các kho hàng của các công ty giao nhận, sàn thương mại điện tử lớn hiện nay và cho thấy vai trò không thể thiếu của chúng trong hoạt động thương mại điện tử hiện đại.

Chatbot trong mắt người dùng: thân thiện nhưng còn bất tiện: Chatbot là một trong những ứng dụng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI). Chatbot được xem là cánh tay nối dài cho doanh nghiệp, có khả năng giao tiếp được với con người, phân tích và hiểu được dụng ý, phản hồi lại con người dựa trên những nguyên tắc, quy luật xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nguồn dữ liệu lớn được lập trình sẵn. Nhiều người thích dùng chatbot nhưng cũng khá e dè với việc bảo mật dữ liệu cá nhân.

Còn nhiều thách thức để phát triển TMĐT: Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ để Việt Nam tham gia làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới. Dù được cho là mảng sáng nhất của kinh tế số Việt Nam, TMĐT vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối