Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Tăng viện phí ảnh hưởng nhiều nhất đến người không có thẻ BHYT

Từ 15/12/2018, theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT, mức giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) điều chỉnh giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc tăng bình quân 3,23%. Trong đó giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11,1%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3,01%. Các nhà quản lý y tế cho biết, việc tăng giá khám chữa bệnh này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến người không có thẻ BHYT.

Theo số liệu đánh giá của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng, việc điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng từ ngày 15/12 sẽ làm tăng khoảng 0,28% CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 12/2018, đảm đảo mức tăng CPI dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Về khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mức đóng bảo hiểm y tế đã thực hiện theo mức lương mới từ tháng 7 vừa qua nên việc quỹ điều chỉnh thanh toán giá dịch vụ y tế theo mức mới vẫn không gây ảnh hưởng.

Riêng các đối tượng có thẻ điều chỉnh phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mức đồng chi trả này là không đáng kể. Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên khi khám chữa bệnh đúng tuyến, nếu số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở. Có thể thấy, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương 1,39 triệu đồng tạo điều kiện cho các trường hợp này hơn so mức giá theo quy định trước đây.

Về tác động đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, việc điều chỉnh giá dịch vụ góp phần bảo đảm nguồn thu cho các cơ sở y tế, các bệnh viện để triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế và trả lương, thu nhập cho cán bộ. Do đó, nhóm ảnh hưởng nhiều nhất là những người không có thẻ bảo hiểm y tế, hiện nay chiếm khoảng 15%.

Anh Minh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối