Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Biện pháp ứng phó với căng thẳng, lo âu trong mùa dịch

(SGTT) - Giãn cách xã hội là điều cần thiết để làm giảm sự lây lan của dịch bệnh nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, đơn độc và có thể làm gia tăng căng thẳng và lo lắng. Những tình trạng này có thể là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý về thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và gia đình.

Để hạn chế các rối loạn về tâm thần cho người bệnh, Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Tâm lý Vũ Kim Ngọc – ThS Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM trong chương trình "Thắc mắc màu dịch".

Các mức độ của bệnh tâm lý

Những căng thẳng, lo lắng trong mùa dịch Covid-19 nếu không tìm được cách để vượt qua có thể dẫn đến những mức độ khác nhau được đề cập dưới đây:

Các biểu hiện của bệnh 

Theo chuyên gia, chúng ta cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, đau buồn và lo âu trong thời buổi đại dịch Covid-19 cũng là điều tự nhiên. Tuy nhiên, ở mỗi người có những mức độ căng thẳng, lo lắng khác nhau. Tình trạng này nếu kéo dài và không kiểm soát được có thể dẫn đến trầm cảm, nguy hiểm hơn là các bệnh lý về tình thần.

Vì vậy, chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên nhận biết tình trạng của mình ở những biểu hiện dưới đây:

Khi lo lắng, căng thẳng thường có những biểu hiện như: sợ hãi, hoảng hốt và cảm thấy không thoải mái, cảm giác lo lắng, không an toàn hoặc có điều gì đó nguy hiểm với mình, có vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc..., cảm giác bồn chồn không thể bình tĩnh hay ngồi yên một chỗ, lạnh, vã mồ hôi, tê cóng, tê bì chân tay, thở nông, thở nhanh hơn so với bình thường (tăng thông khí), nhịp tim nhanh, khô miệng, buồn nôn, căng cứng cơ, run chân tay, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, nghĩ mãi về một vấn đề mà không thể dừng lại được, không thể tập trung chú ý.

Biện pháp ứng phó với căng thẳng, lo âu

Theo chuyên gia Vũ Kim Ngọc, bản thân tự nhận diện về tình hình sức khỏe tinh thần của mình là điều quan trọng nhất.

Theo đó, bạn không nên hoảng hốt, hãy bình tĩnh đưa ra cách ứng phó kịp thời. Trong thời điểm này, bạn nên suy nghĩ về những điều bản thân chưa làm, lập một danh sách về những việc sẽ làm sắp tới. Điều này giúp tâm trạng chúng ta trở nên phấn chấn và có năng lượng thực hiện mục tiêu hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu cần thực hiện, hãy làm từng việc nhỏ, dễ cho đến khó dẫn. Việc thành công trong một công việc nào đó sẽ giúp bạn cảm thấy vui hơn, giải tỏa những căng thẳng, lo âu về dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, việc tuân thủ quy tắc 5K từ Bộ Y tế là vô cùng cần thiết. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ không bị nhiễm bệnh.

Với trường hợp đã áp dụng các biện pháp nhưng không thể nào ngưng được những căng thẳng, stress và liên tục mất ngủ, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ người khác. Hãy liên hệ với người thân, bạn bè để trò chuyện, giải bày tâm trạng. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám, tư vấn bác sĩ từ xa, liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ khi cần. Đây là một biện pháp hiệu quả.

Hiệp Trần

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối