(SGTT) – Ngoài các phiên bản như miến vịt, phở vịt, bún vịt thì hủ tiếu vịt cũng là món ăn mà thực khách nên thử trải nghiệm. Vị thanh ngọt nước dùng, thêm chút vị thơm từ thịt vịt sẽ khiến bạn không thể chối từ.
- Trưa nay ăn gì: Salad thập cẩm, đủ đầy dư vị từ thịt đến rau củ
- Trưa nay ăn gì: Cơm văn phòng với ba rọi kho thơm
- Trưa nay ăn gì: Bữa trưa đơn giản cùng sandwich cá ngừ
Một trưa đầu tuần lại đến, Trưa nay ăn gì chọn giới thiệu hủ tiếu vịt bởi đây là món ăn dân dã, dễ thưởng thức. Như tên gọi, món ăn gồm hai thành phần chính là hủ tiếu và thịt vịt, còn lại là rau nhúng món ăn cũng như nước chấm kèm.
Đối với một món nước, yếu tố để đánh giá độ thơm ngon chính là nằm ở phần nước dùng. Nước dùng hủ tiếu vịt thường là nước hầm từ xương vịt. Cứ thế, người nấu chọn vịt tươi ngon, cho vào nồi hầm để lấy nước dùng. Vị thơm đặc trưng của thịt vịt không thể lẫn so với nước dùng gà hay heo nên ai từng thưởng thức qua rồi khó thể quên.
Sau khi hầm lấy nước dùng, vịt nguyên con được lọc thành các phần thịt như đùi, ức, má đùi, bụng, đầu, cánh cổ... Phần lòng vịt cũng là món ăn ưa thích của một số thực khách nên quán ăn giữ lại để bán kèm. Theo đó, ai thích phần thịt nào thì dặn quán cho phần thịt đó vào tô.
Cơ bản, hủ tiếu vịt cũng có cách nấu tương tự miến vịt, chỉ khác là sợi hủ tiếu thay thế cho sợi miến. Hầu hết, quán ăn sử dụng sợi bánh hủ tiếu lớn bởi nó giúp món ăn tròn vị hơn. Sau khi có hủ tiếu, người nấu đem trụng bánh, cho vào tô, gắp ít thịt vịt theo ý thực khách và chan nước lèo.
Về rau ăn kèm, thường là rau muống bào sợi, rau thơm các loại. Nước chấm phù hợp nhất định là nước mắm gừng có vị chua the đặc trưng. Không chỉ thơm ngon, hủ tiếu vịt còn mang đến cho thực khách một trải nghiệm ẩm thực dân dã, gần gũi trong trưa đầu tuần.
Theo amthucvungmien, monanngonmoingay, shopeefood