Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

TPHCM sẽ ngừng hoạt động đón chào năm mới 2022 nếu cấp độ dịch ở mức 3, 4

(SGTT) -  Theo kế hoạch của Sở Văn hoá - Thể thao, để chào đón năm mới, TPHCM sẽ tổ chức đêm đại nhạc hội với chủ đề “Kết nối để ngời sáng”. Chương trình dự kiến sẽ diễn ra từ lúc 20:00 ngày 31-12-2021 cho tới 00:00 ngày 1-1-2022 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM).

Theo đánh giá của Sở Văn hoá - Thể thao TPHCM, năm 2021 là năm mà TPHCM nói riêng, Việt Nam và cả thế giới nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh do Covid-19 gây ra.

Với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp, tươi sáng trong năm mới, động viên và khích lệ tinh thần của người dân đồng thời lan tỏa thông điệp “TPHCM đang sẵn sàng chào đón và tiến vào một giai đoạn phát triển mới trong năm 2022”, Sở Văn hoá - Thể thao TPHCM sẽ tổ chức chương trình đại nhạc hội chào đón năm mới 2022 chủ đề “Kết nối để ngời sáng”.

Tuy nhiên, trong trường hợp TPHCM bị đánh giá cấp độ dịch ở mức 3, 4, Sở Văn hóa - Thể thao sẽ chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND TPHCM chỉ đạo tạm ngừng tổ chức các hoạt động cấp thành phố, hướng dẫn đa dạng phương thức và nội dung hoạt động và đẩy mạnh các chương trình, hoạt động trực tuyến nhằm đạt được mục tiêu đề ra và phù hợp với tình hình diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Giá xét nghiệm SARS-CoV-2 của thành phố Hà Nội

Ngày 10-12: Việt Nam có 14.819 ca mắc Covid-19

Tính từ 16:00 ngày 9-12 đến 16:00 ngày 10-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.839 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 14.819 ca ghi nhận trong nước tại 57 tỉnh, thành phố.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TPHCM giảm 227 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 195 ca và Tiền Giang giảm 192 ca.

Ngoài ra, những địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bến Tre tăng 195 ca, Bạc Liêu tăng 143 ca và Hải Phòng tăng 122 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.487 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 10-12. Ảnh: Bộ Y tế
Tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 chậm: Không thiếu vắc-xin, yêu cầu các địa phương tăng tốc

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng, mua, nhận viện trợ, tài trợ tổng số 211 triệu liều vắc-xin Covid-19; đã tiếp nhận 156,4 triệu liều; đã phân bổ 143,4 triệu liều (còn khoảng 13 triệu liều đang tiến hành các thủ tục kiểm định chất lượng, xuất xưởng), theo Dân Việt.

Tính đến trưa ngày 10-12, cả nước đã tiêm được hơn 131 triệu liều vắc-xin. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 ít nhất là 96,4% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 76,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Đáng chú ý, tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 đang giảm. Nếu trước đây tiêm được hơn 1,5 triệu liều mỗi ngày, cá biệt có ngày tiêm được hơn 2 triệu liều/ngày thì trong 4-5 ngày gần đây, số mũi tiêm giảm còn 300.000-600.000 liều/ngày.

Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, trong tuần từ ngày 1-12 đến 8-12, cả nước đã tiêm được 4,8 triệu liều, giảm 5,7 triệu liều so với tuần trước.

Tỉnh duy nhất miền Tây chưa điều trị F0 tại nhà

12 tỉnh, thành ở miền Tây đã triển khai cách ly điều trị F0 tại nhà, riêng Hậu Giang chưa thực hiện dù đối mặt nguy cơ quá tải.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, cho biết hiện đã thí điểm cách ly F1 tại nhà, kết quả tốt. Tỉnh chưa điều trị F0 tại nhà do số giường thu dung điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế còn nhiều, trên 50%.

Theo ông Tùng, cho F0 tại nhà sẽ gặp một số vấn đề như nhân sự trạm y tế lưu động (3-5 người) tại các xã, phường, thị trấn phải đến điều trị tại nhà và hàng ngày theo dõi, chăm sóc cho người bệnh.

"Một xã có nhiều F0 thì công tác chăm sóc người bệnh bị gián đoạn, nhân lực trạm y tế lưu động khó đảm đương nổi. Khi tình trạng người bệnh chuyển nặng, y tế không phát hiện kịp thời dễ dẫn đến tử vong", ông Tùng nói và cho biết cho F0 tại nhà thì khả năng lây nhiễm cả gia đình rất cao. Vì vậy, điều trị tập trung vẫn tốt và an toàn hơn.

Nhiều người "vượt tuyến" sau khi tự test nhanh Covid-19 dương tính

Đó là khuyến cáo của BS. CKII. Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Tuổi Trẻ Online đưa tin.

Theo TS. BS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết gần đây nhiều người tự test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính đã đến thẳng bệnh viện tuyến trên gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Bác sĩ Thường chia sẻ, Sở Y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân không tự ý đến bệnh viện tuyến trên khi có dấu hiệu mắc Covid-19 mà phải báo với cơ sở y tế địa phương để theo dõi và phân tầng.

Tuy nhiên, những ngày vừa qua, nhiều bệnh nhân vẫn tự đến bệnh viện chúng tôi sau khi tự test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính tại nhà. Mỗi ngày khoảng 5 bệnh nhân đến, mặc dù bệnh viện chưa quá tải nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối