Thứ Năm, Tháng Bảy 4, 2024

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa cơm trưa cùng phá lấu nấu kiểu Hoa

(SGTT) – Phá lấu là tên gọi chung cho món ăn chế biến từ nội tạng heo hoặc bò, với kiểu món nước hoặc món khô. Trong đó, phá lẩu do người Hoa nấu có sự đặc sắc bởi sắc màu, hương vị thơm ngon.

Thực tế, phá lấu là món ăn được nhiều quán ăn tại TPHCM bán nhưng đó là cách nấu phá lấu kiểu Sài Gòn. Cụ thể, họ chọn những phần lòng bò đem nấu cùng nước dừa, gia vị nêm nếm và ít dầu điều. Từ đó, tạo nên thành phẩm phá lấu có màu vàng cam đặc trưng. Thế nhưng, món phá lấu kiểu này vẫn kén thực khách bởi sử dụng lòng bò mùi nồng hơn lòng heo. Chính vì vậy, một số quán ăn người Hoa chế biến món phá lấu có sự khác biệt.

Đầu tiên, họ sử dụng nội tạng heo để chế biến món ăn bởi mùi nhẹ, không nồng như nội tạng bò. Thứ hai, gia vị nấu của họ sử dụng một số nguyên liệu cơ bản trong kiểu món tiềm nên thành phẩm phá lấu có màu nâu. Cuối cùng, nước phá lấu và thịt phá lấu để riêng chứ không để chung như món phá lấu bò.

Về nội tạng heo, người Hoa không sử dụng hết mà chỉ chọn một số phần như tai heo, lưỡi heo, bao tử, thú linh… Đây là những phần thịt có độ giòn sần sật nên tạo sự thích thú cho thực khách khi dùng bữa. Khâu sơ chế nội tạng heo làm phá lấu tuy không kỳ công như cách làm lòng bò nhưng cũng sử dụng những nguyên liệu như bột năng, muối, chanh, rượu để khử mùi.

Phần gia vị nêm nếm nước dùng phá lấu là hỗn hợp các nguyên liệu thường thấy trong món tiềm như đại hồi, cam thảo, quế, đinh hương, trần bì… Những gia vị này được đem rang hoặc sơ chế rồi thả vào nồi nước dùng hầm phá lấu.

Để có màu nâu đặc trưng, bí quyết nằm ở nước tương hay còn gọi là xì dầu, nước chấm và cũng là thành phần quan trọng trong nhiều món ăn Trung Hoa. Cứ thế, người nấu cho lòng heo đã làm sạch vào nồi hầm đến khi chín. Sau đó, họ gắp phá lấu ra và treo trên những móc ở quầy bán món ăn.

Khi gọi món, thực khách không ăn được phần nội tạng nào có thể dặn quán không lấy, còn lại họ cắt mỗi thứ một ít. Món ăn kèm phá lấu heo thường là cơm trắng, cơm chiên, bánh mì; thêm ít rau củ như dưa leo, cà chua, cải chua để đỡ ngấy.

Hài hòa về màu sắc và độ thơm ngon, cơm phá lấu là một gợi ý cho thực khách yêu thích ẩm thực Trung Hoa.

Theo amthuctrunghoa, monngondelam, shopeefood, thuvienamthuc

Gia Hân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: ‘Bùng nổ’ vị giác cùng mì cay...

0
(SGTT) – Có vị cay đặc trưng từ sốt cay Tứ Xuyên, món mì cùng tên chắc chắn sẽ tạo nên sự bùng nổ...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quốc tế với bánh xếp...

0
(SGTT) – Bánh xếp (mandu) là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, với đặc điểm bánh được gói như sủi cảo, bên...

Trưa nay ăn gì: Mực hấp chanh – món ngon vị...

0
(SGTT) – Từng con mực được cắt khoanh khéo léo, đẹp mắt, thấm đẫm sốt chanh nấu vị Thái là gợi ý cho thực...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quốc tế cùng món cơm...

0
(SGTT) – Trong văn hóa Nhật Bản, Omurice được mô tả là món cơm chiên trứng với phần trình bày đẹp mắt khi cơm...

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa trưa với món há...

0
(SGTT) – Bên cạnh sushi, sashimi hay các loại mì soba, udon, ramen… ẩm thực Nhật Bản còn có món há cảo với hương...

Kết nối