70% khối lượng cơ thể người là nước. Nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào; góp phần chuyển hóa và tham gia vào quá trình trao đổi chất bằng cách hòa tan các chất; giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể bằng cách thiết lập quá trình đào thải tuyến mồ hôi... Chính vì thế, việc hạn chế những sai lầm khi uống nước sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn.
- Uống nước vào buổi sáng
Mỗi sáng, ngay khi xuống khỏi giường, trước khi ăn sáng, bạn nên uống một cốc nước ấm, khoảng 200-300 ml nước. Không nên uống liền một hơi mà phải uống theo từng ngụm, uống chậm rãi trong vòng 1 đến 9 phút nếu có thể. Việc này nhằm đánh thức các cơ quan cũng như là dung dịch để thanh lọc cơ thể, giúp lọc sạch những cặn bã đang còn vương lại ở gan và thận.
- Uống nước 2-3 lít mỗi ngày
Nước vào cơ thể không chỉ có nước tinh khiết, mà đó còn là các chất nước như: sữa, nước ép, sinh tố, canh, nước lèo… Vì thế, ngoài lượng nước lấy được từ các bữa ăn, bạn cần quan tâm để bổ sung thêm nước vào cơ thể, đặc biệt trong lúc vận động thể lực tiết nhiều mồ hôi. Mỗi người cần uống khoảng 2 lít nước/ngày ; riêng người thường xuyên vận động thể thao cần 3 lít nước/ngày.
- Không nên uống nước quá lạnh nhằm giảm nhiệt
Bạn không nên uống nước quá lạnh (nước pha đá) mà chỉ nên uống nước ướp đá với độ lạnh vừa phải. Nước lạnh sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và không tốt cho cơ thể. Tốt nhất là nên uống nước ấm.
- Không nên bổ sung nhanh nước ngay khi khát
Bạn không nên để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước đến độ khát khô cổ họng vì khi đó, cơ thể bạn đang ở trạng thái báo động, bạn sẽ có chiều hướng uống liền mạch một hơi, điều này không những gây phản tác dụng cấp nước mà còn gây áp lực lên thận khiến thận phải hoạt động vất vả hơn. Lời khuyên là bạn nên mang theo nước bên mình để có thể bổ sung liên tục bằng từng ngụm nhỏ.
- Không nên vừa ăn vừa uống
Nhiều người thường có thói quen để cốc nước bên cạnh mình trong bữa ăn. Tuy nhiên trong quá trình ăn, dạ dày sẽ tiết ra các men tiêu hóa, và nếu vừa ăn vừa uống bạn đã vô tình làm tan rã các men này và làm chậm quá trình tiêu hóa khiến thức ăn bị ứ đọng, gây ra tình trạng chướng bụng, khó chịu. Nếu cần thiết, bạn chỉ nên uống một vài ngụm nhỏ. Nên uống nước trước 15 phút khi bắt đầu bữa ăn.
- Không nên uống nhiều nước vào buổi tối
Bạn không nên uống nhiều nước sau 6 giờ tối. Nếu cần, bạn chỉ nên uống thành từng ngụm nhỏ, vì sau thời gian này, cơ thể có xu hướng muốn được nghỉ ngơi, và quá trình bài tiết không diễn ra như ban ngày (có ánh nắng mặt trời). Lượng nước dư thừa không thoát được ra ngoài sẽ là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, sưng mắt, cảm thấy nặng nề hơn vào ngày hôm sau.
- Nên uống nước khi tập luyện
Trước và sau khi tập luyện, bạn đều cần uống nước nhằm giải thoát cơ thể khỏi tình trạng nóng lên, đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện.
Trước khi tập: Nên uống khoảng nửa lít nước tinh khiết. Nếu uống đủ nước, bạn sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, đồng thời cùng với mồ hôi, cơ thể còn đào thải qua da lượng nhiệt lượng thừa thãi. Nhờ thế, cơ bắp sẽ hoạt động hiệu quả và ít mệt mỏi hơn.
Sau khi tập luyên: Nên chọn một loại nước uống có ga nhẹ, vừa để uống giải khát, vừa giúp giảm nhiệt hiệu quả.
Nguồn: Lifestyle.cfyc.com.vn