Thứ Bảy, Tháng Mười 5, 2024

Văn hóa khăn rằn cần được quảng bá rộng hơn

(SGTT) – Sáng nay, 5-10, tại buổi giao lưu ra mắt sách “Văn hoá khăn rằn” ở nhà sách Phương Nam (thành phố Cần Thơ), nhiều khách mời đã chia sẻ với tác giả Nhâm Hùng rằng “văn hoá khăn rằn” cần được quảng bá rộng hơn, nhất là trong ngành du lịch.
Tác giả Nhâm Hùng tại buổi giao lưu ra mắt sách “Văn hoá khăn rằn” sáng ngày 5-10-2024 ở nhà sách Phương Nam, thành phố Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Kim

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, soạn giả Nhâm Hùng cho biết chiếc khăn rằn đã tồn tại hàng trăm năm nay từ thuở mở đất phương Nam, được bà con cả bốn dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yêu thích và sử dụng thường ngày, trở thành nét văn hóa riêng của vùng đất này, văn hoá khăn rằn.

Trong đời sống hiện đại, theo tác giả, cùng với chiếc áo bà ba, khăn rằn đang gắn bó với ánh đèn sân khấu, sân chơi thời trang, các cuộc thi nhan sắc, đặc biệt đã hoà nhập vào không gian du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long.

TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, cho biết nhiều du khách quốc tế rất vui khi được chòang cái khăn rằn như tìm thấy nét văn hoá của vùng ĐBSCL. “Chúng tôi đang chờ những kết nối mới từ văn hoá khăn rằn, không chỉ trong lĩnh vực du lịch”, ông Hiệp nói.

Bìa sách “Văn hoá khăn rằn”. Ảnh: Huỳnh Kim

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Khánh Tùng cho rằng cần bảo tồn, phát triển nghề dệt khăn rằn và xây dựng, quảng bá rộng hơn thương hiệu khăn rằn qua du lịch và văn hoá. Theo ông, Việt Nam cần hỗ trợ bảo tồn, phát triển các làng nghề dệt khăn rằn truyền thống như ở Tân Châu, tỉnh An Giang; khuyến khích người trẻ học nghề có ứng dụng công nghệ mới để cải thiện chất lượng sản phẩm.

Cũng theo ông Tùng, Việt Nam cần tập trung cho việc xây dựng thương hiệu khăn rằn như cách mà Campuchia đang làm khá tốt với khăn krama trong phát triển du lịch.

“Có thể kết hợp quảng bá khăn rằn với ngành du lịch bằng cách giới thiệu sản phẩm này như một biểu tượng văn hoá. Theo đó, các cửa hàng lưu niệm, sự kiện du lịch là nơi quảng bá mạnh mẽ sản phẩm này”, ông Nguyễn Khánh Tùng nhấn mạnh.

Cuốn sách “Văn hoá khăn rằn” là tác phẩm thứ 31 của soạn giả Nhâm Hùng, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, người chuyên nghiên cứu văn hoá dân gian Nam bộ. Sách do nhà xuất Văn học ấn hành vào tháng 10-2024. Sách có ba phần: Khăn rằn, những chặng đường xưa”; Khăn rằn trong hoạt động văn hoá – du lịch; Báo chí và tình yêu khăn rằn.

Huỳnh Kim

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thăm Sùng Nghiêm Diên Thánh, ngôi cổ tự ngàn năm ở...

0
(SGTT) - Tọa lạc tại làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa...

Huế tạo không gian khuyến khích đọc sách và trao đổi...

0
(SGTT) – Sáng nay (29-9), Câu lạc bộ (CLB) Sách và Văn hóa Huế đã chính thức ra mắt tại 23-25 Lê Lợi, TP....

Ngôi chùa cổ có cây thị trăm tuổi ở Cầu Kè,...

0
(SGTT) – Tọa lạc tại xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, chùa Cành Đa (hay còn gọi là Cành Đal) là...

Ngôi đình cổ có kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc...

0
(SGTT) - Tọa lạc tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình làng Đình Bảng là công trình kiến trúc kiểu nhà sàn...

Giới thiệu điểm đến du lịch bằng hát chặp cải lương

0
(SGTT) -  “Cười có tới 36 kiểu cười, khóc cũng có tới 36 kiểu khóc. Bản sắc văn hóa Việt Nam (trong cải lương)...

Tọa đàm Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế...

0
Tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch” vừa diễn ra tại khách sạn Bông Sen Sài Gòn. Đây...

Kết nối