Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Về An Giang, thưởng thức măng cụt núi Cấm

(SGTT) - Núi Cấm (tỉnh An Giang) không chỉ nổi tiếng với các loại trái cây như xoài, quýt hồng, dâu da, bơ, sầu riêng… mà gần đây, măng cụt cũng đã góp phần làm phong phú thêm danh sách các loại trái cây có mặt tại vùng đất này.
Mỗi ngày anh Chức có thể thu hoạch từ 300 đến 400kg trái măng cụt. Ảnh: Dương Việt Anh

Vườn măng cụt của anh Nguyễn Văn Chức tại ấp Vồ Bà, xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên là một ví dụ về sự thành công của cây măng cụt tại núi Cấm. Sau 7 năm trồng thử nghiệm trên đất núi, hiện nay, mỗi ngày anh Chức có thể thu hoạch từ 300 đến 400kg trái măng cụt.

Măng cụt núi Cấm to tròn và vỏ mỏng. Ảnh: Dương Việt Anh

Không chỉ về số lượng, so với các loại măng cụt từ vùng khác, măng cụt núi Cấm da có phần láng hơn, ít chảy mủ và vỏ có màu đỏ đen đẹp mắt. Măng cụt núi Cấm to tròn và vỏ mỏng, điều này làm cho việc bóc vỏ trở nên dễ dàng hơn. Thịt măng cụt có vị ngọt thanh xen lẫn chút vị chua nhẹ, mềm mịn.

Thịt măng cụt có vị ngọt thanh xen lẫn chút vị chua nhẹ, mềm mịn. Ảnh: Dương Việt Anh

Măng cụt núi Cấm bắt đầu ra hoa từ tháng 11 đến tháng 12 Âm lịch và mất khoảng 5 tháng để từ hoa chuyển thành trái và thu hoạch.

Măng cụt núi Cấm bắt đầu ra hoa từ tháng 11 đến tháng 12 Âm lịch. Ảnh: Dương Việt Anh

Mùa thu hoạch măng cụt núi Cấm bắt đầu từ khoảng đầu tháng 5 Âm lịch và kéo dài trong 3 tháng, mang lại cơ hội cho người dân địa phương có thêm thu nhập trong mùa này.

Măng cụt núi Cấm là loại trái cây mới của vùng núi Cấm. Ảnh: Dương Việt Anh

Với giá bán dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg, măng cụt trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho người tiêu dùng và đóng góp tích cực vào nền kinh tế của khu vực.

Ảnh: Dương Việt Anh

Trái măng cụt núi Cấm không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp mà còn là sự nỗ lực không ngừng của người nông dân trên núi Cấm, góp phần làm phong phú thêm nguồn đặc sản địa phương.

Dương Việt Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối