Kim An
Yo-yo được coi là trò chơi lâu đời nhất trên thế giới và rất phổ biến trong thời kỳ hiện đại bởi tính đơn giản trong cách chơi đã giúp nó trở nên thịnh hành.
Nói tới yo-yo (khác với đánh cù, đánh quay), chúng ta thường nghĩ ngay đến đám trẻ con chơi với nhau ngoài sân. Vật liệu và hình dáng hiện đại của yo-yo ngày nay có thể khiến chúng ta nhầm lẫn, vì phần lớn mọi người nghĩ rằng yo-yo là món đồ chơi dễ thương, bằng nhựa hay bằng gỗ. Ngày nay, yo-yo nhìn có vẻ khác hơn, nhưng sau khi nhìn thấy ai đó chơi, có lẽ nếu chưa từng chơi qua, bạn cũng muốn được thử một lần. Nét quyến rũ đơn giản của yo-yo thường kéo những đứa trẻ lại với nhau, giúp ta gợi nhớ thời ấu thơ của mình. Nhưng ở một chốn khác, yo-yo lại bị hiểu nhầm là loại vũ khí tự vệ nào đó.
Truyền thuyết về yo-yo kể rằng người Philippines xưa dùng yo-yo như loại vũ khí cho dù không có bằng chứng lịch sử rõ ràng nào cả. Cái tên yo-yo (cũng như tên đồ chơi) có lẽ du nhập từ Philippines vào Mỹ những năm 1910: lần đầu tiên yo-yo xuất hiện chính thức là trong tạp chí Scientific American vào năm 1916. Pedro Flores là người đầu tiên sản xuất yo-yo tại Mỹ. Ông là người Philippines nhập cư, sau đó bán thương hiệu cho Công ty Duncan Yo-Yo. Trong lịch sử đầy xáo động của Mỹ, nhiều ý tưởng lấy yo-yo như là một thứ vũ khí và nhiều người tiếp thị Duncan cũng vận dụng ý tưởng ấy để kinh doanh. Năm 1983, William Derrick đóng vai “kẻ cướp yo-yo” và thậm chí sau này, điệp viên 007 James Bond sử dụng yo-yo làm vũ khí trong phim Octopussy.
Trên thực tế, hai chữ "yo-yo" xuất hiện ở miền Viễn Tây Mỹ. Trước khi Pedro Flores giới thiệu cách mà người Philippines cột vòng sợi dây quanh trục bánh, yo-yo được biết đến bằng nhiều tên gọi khác nhau: tiếng Pháp gọi là “bandalore”, ở Anh gọi là “quiz”, tại châu Âu thế kỷ thứ 18 trở về trước tên là “chucki”. Các nhà sử học cho rằng cái tên "yo-yo" từ lâu đã có trong lịch sử châu Á, vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên tại Trung Quốc. Tại châu Âu, những nhà khảo cổ học đã tìm thấy hai đĩa với trục cố định và nghĩ rằng đó giống như mô tả người chơi yo-yo hàng trăm năm trước Công nguyên tại Hy Lạp. Khoảng thời gian này chứng tỏ truyền thuyết cho rằng yo-yo chính là trò chơi thứ hai cổ xưa nhất trong lịch sử.
[box type="bio"] Cuộc thi yo-yo lớn nhất thế giới là giải World Yo-yo do Liên đoàn Yo-yo thế giới (IYYF) tổ chức. Năm nay, cuộc thi tổ chức tại Tokyo, Nhật với sự tham dự của 33 quốc gia, diễn ra từ ngày 13 đến 17-8 tới. Người Nhật thống trị trò chơi này trong nhiều năm liền. Trong suốt 22 năm qua, Nhật chiếm đến 68 danh hiệu thế giới, trong khi Mỹ đứng thứ 2 với 24 danh hiệu. Hiện tại, Shinji Saito là người chơi yo-yo xuất sắc nhất với 12 danh hiệu thế giới, đứng sau anh là Takeshi Matsuura (6 danh hiệu).[/box]
Từ trò chơi đến cuộc thi
Cho dù lịch sử có như thế nào thì vòng dây qua trục này có thể làm người chơi khơi dậy sống động trò yo-yo tưởng chừng như ngủ quên, mở ra một thế giới nhiều kỹ thuật điêu luyện, trò mới, phát triển yo-yo tự một vật thể gây tò mò qua thời gian trở nên “trò chơi kỹ năng” hiện đại. Flores cũng giới thiệu cuộc tranh tài yo-yo đầu tiên, sau đó Duncan và các công ty mới nổi tạo cơn sốt yo-yo. Trong kỷ nguyên yo-yo hiện đại, thách thức về kỹ thuật để sản xuất ra yo-yo có thể “giữ” quay được trong thời gian dài. Trước thời của Flores, yo-yo không thực sự có thể gọi là “giữ quay”. Yo-yo của Duncan thời kỳ đầu, với sợi dây cuốn quanh vòng trục gỗ, có thể giữ quay trong vài giây. Vào thập niên 70 và 80, các nhà sản xuất thử nghiệm với việc phân bổ trọng lượng khác nhau và tỷ trọng vật liệu tăng thời gian quay; trục quay thay đổi từ gỗ sang đồng.
Năm 1991, Hiệp hội Yo-yo Mỹ AYYA (American Yo-yo Association) ghi nhận thời gian “giữ quay” lâu nhất là 51 giây. Mười năm sau, vào năm 2001, sau khi giới thiệu trục quay tròn chịu lực yo-yo, AYYA ghi nhận hơn 13 phút. Mười một năm sau, năm 2012, kỷ lục thế giới được lập với 30 phút và 28 giây, sử dụng yo-yo thiết kế đặc biệt từ Công ty Hồng Kông C3yoyodesign. Yo-yo "đời mới" khiến cho chúng ta thay đổi cách nhìn về nó.
Chính cái vẻ đơn giản của yo-yo là thứ mê hoặc mọi người, từ trẻ đến già, bất kể quốc gia hay dân tộc, từ thời đại này qua thời đại khác. Yo-yo là trò chơi lôi cuốn chỉ bằng cái bay lên và rớt xuống, cái chuyển động xoay tròn. Yo-yo cũng có giá trị về trị liệu trong y học và nó đòi hỏi rất ít kỹ năng để chơi được. Khi chơi, chúng ta có ngay cảm giác hồi hộp khi kiểm soát một vật thể năng động, chuyển động và rất sống động. Nhưng yo-yo hiện đại lại khác: nếu bạn không có kỹ năng cơ bản, yo-yo thậm chí không quay lại tay bạn mà nó chỉ quay vòng ở vị trí giữ quay cho đến khi quay chậm lại và tự ngưng. Nó giống như kẻ khó tính: hoặc là cộng sự, hoặc là đối tác, hoặc thậm chí là đối thủ. Nó luôn muốn xoay. Bạn phải mềm dẻo với nó, hoặc ép buộc nó, hoặc lừa nó. Để đáp trả, nó cũng sẽ chuyển đổi thành công cụ thể hiện sự sáng tạo: thời kỳ mới của yo-yo bắt đầu bằng giải vô địch yo-yo tại Chico, California, Mỹ vào năm 1993. Hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều video trên mạng về những màn trình diễn sáng tạo, độc đáo và đầy ngạc nhiên với yo-yo. Có những cách chơi dùng đến hai yo-yo cùng lúc, dây không chạm đến vào ngón tay người chơi, hay thậm chí có cách chơi dây không gắn với yo-yo. Khả năng thể hiện từ món đồ chơi đơn giản này là vô hạn. Yo-yo trở thành công cụ thể hiện bản thân kiểu hiện đại giống các "món" khác như hip-hop, vẽ graffiti hay trượt ván.
Suốt thập niên cuối thế kỷ trước, ngành công nghiệp thiết kế yo-yo nổi lên. Các công ty cao cấp như Duncan, YoYoFactory và Yomega bị nhiều công ty nhỏ khác cạnh tranh ở phân khúc yo-yo cao cấp. Nhiều công nghệ thiết kế trong ngành hàng không và xây dựng được vận dụng để sản xuất yo-yo với độ chính xác, độ cân bằng rất cao và vật liệu đắt tiền. Bắc Mỹ tự hào về khả năng chế tác yo-yo qua các công ty hàng đầu như OneDrop và General Yo. Tại Canada có G-Squared và Monkey Finger Design. Tại Úc, có Werrd. Còn ở châu Á, những công ty nhỏ như Turning Point, YoyoRecreation, sOMEThING và C3yoyodesign luôn đạt được tính chính xác gần như tuyệt đối. Những công ty này tài trợ cho giải đấu địa phương, quốc gia và quốc tế, đồng thời họ cũng có đội biểu diễn chuyên nghiệp riêng. Vì vậy, ngày nay, trò yo-yo có thể chỉ tốn 5 đô la Mỹ, nhưng loại cao cấp yo-yo làm bằng titanium từ Nhật có giá 500 đô la. Sưu tầm yo-yo cũng là một thú vui của nhiều người.